Lê Kim Tự trèo lên trước, sau anh là một người gầy, nhỏ. Kế đó là vài ba du
kích. Thạnh, Chiếu và mọi người ùa tới. Lê Kim Tự chỉ người gầy, nhỏ:
- Báo cáo thuyền trưởng, đây là anh Sáu Suyền, người phụ trách bến.
Thạnh ngó người bến trưởng, hơi sững lại, rồi chợt hỏi:
- Có phải thầy Trần Suyền đó không?
- Ai vậy ta? Sao biết tên tôi? - Trần Suyền cũng ngạc nhiên. Anh bước tới
bên người thuyền trưởng.
- Đúng thầy Sáu rồi - Thạnh reo to: Thầy Sáu, em là Hồ Đắc Thạnh, ở cạnh
làng thầy...
- Hả, Thạnh thiệt sao? Hồi đi tập kết còn thanh niên... Khác quá!
Hai người ôm chầm lấy nhau...
- Chuyện cứ như trong mơ...- Anh Hồ Đắc Thạnh kể tiếp- Ai ngờ người ra
đón tôi lại là anh Sáu... Trần Suyền, ông tú đầu tiên và duy nhất ở vùng Hòa
Hiệp… Nhà anh cách nhà tôi chỉ hai mươi phút đi bộ. Hồi nhỏ bọn tôi vẫn
lên lớp trên nghe anh giảng bài, đọc sách... Sau này anh Sáu là bí thư Tỉnh
uỷ, rồi bí thư Phân khu ủy Phân khu Nam... Chúng tôi xiết tay nhau, cười
mà nước mắt trào ra. Tôi mừng. Anh Sáu cũng mừng. Tôi nói với anh Sáu
rằng, mấy đêm rồi, biết sắp được trở về quê sau hơn chục năm biền biệt,
thao thức không sao ngủ được. Anh Sáu nói, các anh cũng vậy, tuần qua,
đêm nào cũng trõm mắt thấp thỏm ngóng ra biển... Không ngờ tầu mình lại
to đến vầy. Rồi anh lo lắng: tám mươi tấn vũ khí làm sao bốc hết trong vài
tiếng đồng hồ đây. Đó cũng là điều băn khoăn của chúng tôi lúc này... Thời
gian không mấy nhiều, tạm gác tình cảm riêng tư lại, tôi cho họp ban chỉ
huy. Anh Sáu và các anh ở bến cùng tham gia. Tôi đưa phong lương khô, bẻ
ra chia cho mọi người: “Mấy anh ăn tạm, rồi ta bàn”. “Đã mấy hôm rày,
đơn vị không còn gạo, đến bữa anh em mình chỉ ăn trái sung, hoa quả
rừng...” - Anh Trần Văn Thọ, Bí thư chi bộ xã Hòa Hiệp, bẻ thanh lương
khô cho vào miệng, nhai ngon lành. “Quê mình mà cũng thiếu gạo sao,
anh?” - Tôi ngạc nhiên, ngẩng lên hỏi. “Phú Yên có mấy khi thiếu ăn...
Nhưng lệnh của anh Sáu là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Gạo từ Hòa Xuân,
Hòa Tân chuyển về đây phải chuyển qua đường số Một. Địch phục suốt hai