Tàu 42 là chuyến đi mở đường thắng lợi, chở được 60 tấn vũ khí vào chiến
trường sau “sự kiện Vũng Rô”.
Tôi đã được các anh, vốn là thủy thủ của Tàu 42 ngày ấy kể cho nghe về
một số chuyến đi của tàu 42 và đặc biệt là chuyến đi lịch sử đó.
Anh Vũ Trung Tính, người tham gia nhiều chuyến chở vũ khí vào chiến
trường thời ấy trên kể rằng, anh từng làm thủy thủ trên tàu 154, tàu 525 và
tàu 42, nhưng tàu 42 là nơi anh gắn bó nhất và có nhiều kỷ niệm nhất. Ngày
23 tháng 6 Năm 1964, tại Đồ sơn, tàu 42 được lệnh chở 47 tấn vũ khí lên
đường đi Cà Mau. Lần đầu anh và các thủy thủ người miền Bắc, vốn là lính
nghĩa vụ được làm lính trên tàu 42 chở vũ khí vào Nam, nên vừa thấp thỏm
tò mò, vừa hồi hộp. Nhiều điều mới lạ, nhiều sự chưa quen. Nhưng với tinh
thần vì tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, các anh đã đưa được
tàu tới bến đúng kế hoạch. Kế đó, tháng 8 năm 1964, tàu 42 đi chuyến thứ
2, tháng 10 năm 1964 đi chuyến thứ 3, tháng 12 năm 64 tiếp tục đi chuyến
thứ 4, tháng 2 năm 1965 đi chuyến thứ 5... Và chuyến nào cũng thành công.
- Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm không bao giờ quên - Anh Tính kể -
Chuyến đi tháng 10 năm 1964, khi quay ra thì chúng tôi gặp Khu trục Mỹ
bám sát, đành ngược lên phía Bắc, vừa lúc gió mùa Đông Bắc tràn về, máy
lại hỏng nên dạt vào Hoàng Phố (Trung Quốc) và mắc cạn. Thủy thủ trên
tàu bị du kích ở đó bắt giữ. Chúng tôi phải chịu đói và rét mấy ngày. Chính
trị viên Trân Ngọc Ẩn thì phải trói vào cây phi lao… Sau khi hiểu rằng đây
là tàu của miền Bắc Việt Nam, các bạn Trung Quốc kéo tàu ra khỏi chỗ cạn,
đưa về Hà Khẩu sửa chữa. Hai tuần sau chúng tôi về tới căn cứ. Chuyến đi
tháng 12 năm 1964 là chuyến hết sức gian nan. Khi đi gặp lúc gió mùa
Đông Bắc thổi mạnh, bởi vậy rất nhiều người say sóng. Tuy vậy 5 ngày sau
chúng tôi cũng đưa được hàng tới bến. Khi tàu quay ra, ông Bông Văn Dĩa
tặng tôi chú Rái cá. Con Rái cá này rất khôn, biết nghe lời, biết làm trò. Tôi
mang theo xuống tàu với ý định, tặng lại vườn bách thú Hà Nội. Tàu ra đến
gần đảo Trường Sa thì gặp bão. Ba ngày ba đêm, tàu lặn hụp, dồi lên dồi
xuống trong sóng gió giữa biển khơi. Ai cũng say mèm. Cơm không thể
nấu. Lương khô ăn vào, lại thải ra. Nôn thốc nôn tháo. Mệt đến lả người.
Tôi nhớ, khi đang học ở trường Hàng hải, giáo viên có hướng dẫn rằng,
muốn thoát ra khỏi vòng xoáy của bão, tàu phải cưỡi lên đầu sóng. Tôi báo
cáo với Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng ý ấy. Vậy là hai thầy trò cứ điều
khiển tàu gối lên đầu sóng mà đi. Tàu trọng tải 100 tấn, chỉ 20 tấn củi đước