chất lên, không đủ đằm, nên càng lắc, càng chòng chành. Sóng hất tàu lên
cao rồi đột ngột dìm sâu xuống, kêu răng rắc, như thể sắp gẫy… Giữa trùng
khơi mênh mông, con tàu chẳng khác chiếc lá tre nhỏ bé. Có lúc chúng tôi
tưởng tàu bị lật, hoặc va vào đá ngầm quanh đảo, và thú thật, đã thoáng
nghĩ đến cái chết…. Nhưng mọi sự rồi cũng qua. Sau hơn sáu mươi giờ
đông hồ không ăn không ngủ chống chọi, vật lộn với sóng dữ, chúng tôi
đưa được tàu về căn cứ của Đoàn ở đảo Hải Nam. Tiếc là, vì không được ăn
uống trong ba ngày đó, con rái cá không chịu đựng nỗi, đã từ giã chúng tôi.
Tiếc vô cùng!
Anh Vũ Trung Tính kể tiếp:
- Trong tất cả các chuyến tôi tham gia, thì chuyến đi mở đường sau “sự kiện
Vũng rô” năm 1965 là đáng nhớ nhất, và có ý nghĩa nhất. Sau ba tháng
chuẩn bị về nhiều mặt, trong đó có việc củng cố lại nhân sự trên tàu, chúng
tôi được lệnh lên đường. Tôi nhớ đi chuyến đó, trên tàu có các thành viên:
Anh Nguyễn Văn Cứng, thuyền trưởng; Trần Ngọc Ẩn, chính trị viên;
Nguyễn Văn Thanh, thuyền phó; Tôi, Vũ Trung Tính, hàng hải số 1; Lê
Thái Sơn, hàng hải số 2; Thôi Văn Nam, máy trưởng; Nguyễn Văn Vinh,
thợ máy; Lê Văn Lương, thợ máy; Hiệp Rỗ, báo vụ 1; Bùi Văn Tư, báo vụ
2; Nguyễn Văn Tạo, thủy thủ trưởng; Lê Công Ở, thủy thủ; Nguyễn Văn
Thuận, thủy thủ; Đinh Công Sự, thủy thủ; Lê Văn Mùi, thủy thủ; Nguyễn
Văn Hạc, thủy thủ; Lưu Đình Lừng, thủy thủ; Bùi Khắc Thông, y tá. Mỗi
người được trang bị ba bộ quần áo gồm Com lê, quần áo bà ba và quần áo
xanh kiểu công nhân. Đây là chuyến đi khá dài ngày, đi xa bờ, việc xác định
vị trí tàu phải dựa vào mặt trăng, mặt trời và các vì sao… Chuyến đi thành
công của tàu 42 giai đoạn đó được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ
tư lện Hải quân đánh giá rất cao. Tháng 3 năm 1966, tháng 12 năm 1966,
tháng 8 năm 1969, tháng 12 năm 1969, rồi tháng 8 năm 1970, tháng 10 năm
1970… tàu 42 tiếp tục chở vũ khí lên đường và đều hoàn thành nhiệm vụ
một các xuất sắc...
Thượng tá Lưu Đình Lừng vốn là thủy thủ trên tàu 42, kể:
- Tháng 10, tàu 42 chúng tôi cải dạng tàu xong. Tàu giống như một chiếc
tàu cá của các nước khu vực Đông Nan Á, sơn màu ngọc bích. Đầu tháng,
được lệnh xuống hàng. Hàng lấy ở cầu Đá Bạc (Hải Phòng). Đêm 15 tháng
10 năm 1965, tàu chúng tôi do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và chính