HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 167

NỖI ĐAU ĐỌNG LẠI HÔM NAY

“... Sau việc tầu 100 và tầu 187 bị đánh ở vùng biển phía Nam, tình hình
vận chuyển càng trở nên khó khăn. Đây quả là một cuộc thi gan, đấu trí,
đấu lực quyết liệt. Biết tầu ta vẫn hoạt động, địch càng ráo riết phong toả và
ngăn chặn. Mặc dù vậy, do đòi hỏi cấp bách của chiến trường, đặc biệt là
chiến trường khu 5 và khu 6, công tác chi viện cho miền Nam bằng đường
biển, không một giây phút bị buông lỏng. Những thuyền trưởng, những
thủy thủ của đoàn 125 vẫn sẵn sàng ra khơi, đối mặt với quân thù. Phương
châm vận chuyển của Đoàn lúc này là: "Táo bạo, bí mật, tránh địch là
chính, gặp địch không tránh được thì chiến đấu dũng cảm, ngoan cường,
bảo vệ bí mật nhiệm vụ". Đoàn 125 lại cử cán bộ vào Khu 5, Khu 6 nghiên
cứu bến bãi... Tháng 11 năm 1966, Đoàn 125, theo chỉ thị của cấp trên, tiếp
tục vận chuyển vũ khí cho chiến trường Khu 5.

Tầu 41 do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và chính trị viên Đặng Văn Thanh
chỉ huy được lệnh chở 59 tấn vũ khí vào Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đồng chí
Nguyễn Hồng Ly, Dương Văn Lộc, thuyền phó; đồng chí Phan Nhạn, máy
trưởng; đồng chí Trần Nhợ, thủy thủ trưởng và các thủy thủ: Côn, Tiến,
Sinh, Nhỡ, Tự, Hiếu, Hải, Thán, Thông..." (Lịch sử Lữ Đoàn 125 Hải quân-
tức Đoàn tầu không số- Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân- Năm 2001)

Hai người cung một mộ

Hồi vào Quy Nhơn gặp anh Hồ Đắc Thạnh để hỏi chuyện tầu 41 ba lần chở
vũ khí vào Vũng Rô, tôi đã có ý muốn biết thêm về chuyến vào Đức Phổ
tháng 11 năm 1966 của con tàu ấy. Nhưng thời gian gằn quá, với nữa không
muốn cùng một lúc, chạm vào nhiều nỗi đau của anh, nên đành. Nhưng
chuyến đi đó của tàu 41 vẫn ám ảnh tôi. Một lần, khi cùng anh Chiến, cán
bộ tuyên huấn Lữ đoàn 125 xuống miền Tây công tác, người sỹ quan này đã
kể cho nghe lần đi tìm phần mộ anh Phạm Long, người đã vào Quảng Ngãi
những năm 1966, nhằm nghiên cứu, mở lại bến bãi, bị hy sinh. Trong câu
chuyện anh Chiến có nhắc tới việc anh Dương Văn Lộc và anh Trần Nhợ hy
sinh trong lần đi trên tầu 41 vào Quảng Ngãi, cũng năm 1966, hiện vẫn
chưa xác định được mộ chí. Rồi khi ra Đà Nẵng, đọc lá thư của Dương Văn
Thưởng, con trai anh Dương Văn Lộc, gửi ban liên lạc đoàn “tầu không số”
miền Trung, hỏi nhiều điều, tôi quyết định trở lại Phú Yên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.