HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 20

- Ngày ấy chị Ba Định kêu tôi lên, hỏi: “Anh trở về Bắc được không?”. Tôi
đáp: “Nếu Đảng quyết, thì tôi chấp hành”. “Vậy anh chuẩn bị vượt biển ra
ngoải, nghe. Việc quan trọng đó...”. Nhận chỉ thị rồi, tôi ra Long Hải, mua
được chiếc thuyền cánh dơi của một giáo dân miền Bắc di cư. Về Sài Gòn,
lắp thêm chiếc máy YAMHA 10 sức ngựa, rồi dong về Cồn Lợi. Anh Kiệm,
anh Nhung, anh Hai Bê ra đón. Đó là đầu tháng 5 năm 1961. Tôi tuông lên
Ba Tri (Hồi đó tỉnh uỷ đóng ở đây) để báo cáo. Anh Mười Khước rất vui,
hỏi: “Vậy mấy anh tính lúc nào lên đường?”. Tôi đáp: “Đầu tháng 6 có gió
nam, đi vào dịp ấy thuận. Với nữa cũng cần có thời gian để anh em làm
quen thuyền, thử thuyền, và sắm lưới cụ...”. Anh Mười nhất trí... Đề đạt với
Bí thư tỉnh cho thuyền ra Bắc vào đầu tháng 6 còn lý do nữa. Trong lần sắm
vai một giáo dân đi tìm người nhà từ Bến Tre ra Huế nhằm thăm dò tình
hình địch theo ý kiến chị Ba Định, tôi phát hiện ra, các đơn vị lính nguỵ
đóng ở miền trung, nơi thuyền chúng tôi sẽ đi qua, thường nhận lương vào
khoảng mồng 2 đến mồng 5. Có tiền, chúng hay la cà quán xá nhậu nhẹt,
chểnh mảng việc tuần tra... Thuyền đi qua vùng biển miền trung dịp đầu
tháng sẽ nhiều thuận lợi...

Cuối tháng 5, phương tiện của một thuyền làm nghề đánh bắt cá, sắm đủ.
Tổ chức cũng đã lo xong giấy hành nghề, và căn cước. Ngày mồng 1 tháng
6 năm 1961, đồng chí bí thư tỉnh ủy Mười Khước đến giao nhiệm vụ và
chia tay với đội thuyền. Anh dặn rằng, phong trào cách mạng Bến Tre có
phát triển hay không, phụ thuộc khá nhiều vào chuyến đi của đội; mong
rằng khi về, anh em chở thật nhiều vũ khí. Tỉnh ủy và nhân dân Bến Tre
chờ đón từng ngày. Anh cũng dặn là phải tuyệt đối giữ bí mật nhiệm vụ,
sống để dạ, chết mang theo. Đây là công việc tuyệt mật, một chủ trương lớn
của Đảng. Mặc dù sau đó, thuyền chúng tôi không có điều kiện trở lại Bến
Tre, song những năm kế đấy, sau lần vượt biển ra Bắc của chúng tôi, đã có
23 lượt con tàu của đoàn "tàu không số" vượt biển, chở hàng ngàn tấn vũ
khí vào cho quê hương đồng khởi. Các anh Nguyễn Văn Tiến, Huỳnh Văn
Mai, Nguyễn Nhung, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Bê đều là những con
người trung kiên, được đào tạo và trở thành những cán bộ, nhiều lần cùng
đồng đội đưa tầu chở vũ khí vào Nam Bộ, lập nên những chiến công xuất
sắc...

Rồi anh Sáu khoe rằng anh vừa trở lại Bến Tre làm cuộc gặp mặt giữa
những người vượt biển ra Bắc thời 1961 với lãnh đạo tỉnh và bà con Thạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.