!8- 9 -1963
Có công tác khẩn. Quân y đơn vị đến bệnh viện xin cho ra. Về đoàn biết
được trên quyết định mình làm thuyền trưởng, Đặng Văn Thanh làm chính
trị viên, Năm Sao làm máy trưởng... mở đường vào Bà Rịa.
25- 9- 1963
Hôm nay nhận hàng. Đơn vị liên hoan. Có các đồng chí trên bộ quốc phòng
xuống động viên. Mình thay mặt anh em hứa với trên là sẽ cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ.
... Trang cuối cuốn nhật ký, ông ghi: “con tầu rời bến ngày 26 tháng 9 năm
1963. Và đã đưa được gần hai mươi tấn vũ khí vào Bà Rịa. Trở ra lần này,
ước gì được gặp Bác để thưa với Bác rằng nhiệm vụ Người giao, con đã
hoàn thành. Nếu Bác hỏi nguyện vọng, mình sẽ đề đạt: Út Một chỉ xin được
một lần đi máy bay để xem bầu trời có bao la như biển cả không. Nhưng cả
bầu trời lẫn biển cả cũng chẳng thể bao la như tấm lòng của Bác đối với
đồng bào miền Nam...”
Về chuyến đầu tiên đưa hàng vào Bà Rịa, tôi đã được ông Đặng Văn Thanh,
anh hùng quân đội, kể cho nghe nhiều lần, và xin viết ở đoạn sau.
Được biết, để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên
biển (1961- 2011), các anh trong ban liên lạc hội truyền thống đường Hồ
Chí Minh trên biển đã kiến nghị với nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Lê Văn Một. Người viết cuốn sách
này cho rằng, bằng những chiến công của mình, góp phần giải phóng đất
nước, ông hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu đó.
Những người bình thường
"... Sau nghị quyết 15 của Đảng, từ năm 1961, Trung ương cục miền Nam
cử đồng chí Dương Quang Đông, người từng tham gia công tác vận tải
trong kháng chiến chống Pháp, đi khảo sát vùng biển Bà Rịa, tìm nơi lập
bến và đưa tầu ra Bắc nhận vũ khí. Đồng chí Dương Quang Đông lặn lội
nhiều ngày, từ Mã Đà (nơi Trung ương cục trú chân) vòng qua Tây Ninh, lại
vượt đường 13 qua sông Bé, rồi vượt Đồng Nai sang Định Quán...Cuối
cùng, vượt quốc lộ Một sang Mây Tào. Ở đây đồng chí gặp huyện uỷ