HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 56

bến, những bãi dọc sông Ray đã biến đổi, nhưng với anh Lê Hà và chú Tư
Bông thì những kỷ niệm xa xưa ấy hình như vẫn thấm đậm, trở thành máu
thịt. Họ nhớ từng mô đất, từng gốc cây và nhớ từng sự việc, từng con
người... Khi chiếc xuồng quay trở lại, tôi hỏi Lê Hà: “Chuyện của anh bây
giờ tới đâu rồi?”. “Chú định hỏi chuyện gì? chuyện Đảng của tôi phải
không?” - Mắt anh nhìn xa xăm, phía đó là cửa Lộc An, và xa nữa là biển.
Biển vào chiều sương phủ mờ như thể có một tấm vải mỏng phủ lên. “Vẫn
vậy, chưa có cấp nào giải quyết. Trong chuyện này có những điều đáng lưu
tâm hơn danh hiệu Đảng của cá nhân mình.” Rồi chợt anh quay lại, hỏi tôi:
“Chú đi nhiều, vậy đã tới “bến Trà Vinh”, đã đến vùng biển Tây Nam
chưa?”. Tôi nhìn anh và rõ anh đang nghĩ và nhớ tới chuyện gì. “Bến Trà
vinh” là nơi Lê Hà được vào đảng; và vùng biển Tây Nam, là nơi anh bị và
“mất đảng”... Tháng 3 năm 1963, lúc bấy giờ Lê Hà là chiến sỹ hàng hải,
Nguyễn Văn Hiệu làm thủy thủ trưởng. Cả hai được đi trên chiếc tầu sắt
đầu tiên do thuyền trưởng Đinh Đạt chỉ huy, chở 40 tấn vũ khí vào Bến Tre.
Khi chuẩn bị vào bến thì gặp tàu tuần tiễn của địch. Thuyền trưởng Đinh
Đạt lập tức cho tầu vòng xuống Rạch Láng, thuộc địa phận Trà Vinh. Đó là
đêm 23 rạng 24 tháng 3 năm 1963. Vũ khí được anh em ở “bến Trà Vinh”
nhanh chóng đưa lên bờ. “Tuy vũ khí đã bốc dỡ hết, song tàu chúng tôi bị
mắc cạn - Lê Hà kể - Với cương vị thủy thủ trưởng, anh Nguyễn Văn Hiệu
hết sức lo lắng. Sợ tàu bị lật nên anh đốc thúc chúng tôi chống đỡ. Mấy
tiếng sau nước cường, tàu vào một con rạch nhỏ. Bởi nước cạn, luồng hẹp,
tôi bị lái đánh gãy tay. Nguyễn Văn Hiệu rất lo. Anh động viên, và chăm
sóc như thể người anh cả trong gia đình. Anh lần mò khắp, tìm hạt ngãi về
xào với giấm chua để băng vết thương. Nhờ đó, tay tôi đỡ dần. Ân tình của
anh đối với tôi không sao kể hết. Sau chuyến đó trở về, anh là một trong hai
người giới thiệu tôi vào Đảng. Bởi vậy sau này, khi không còn được sinh
hoạt Đảng nữa, điều làm tôi buồn nhất là có một cái gì như thể không phải
với anh. Áy náy, day dứt vô cùng. Tôi cố chạy các nơi nhằm khôi phục
đảng tịch cho mình, có nhiều lý do, trong đó có một lý do vô cùng quan
trong, ấy là không thể phụ ân tình của Nguyễn Văn Hiệu. Và coi việc hồi
phục lại đảng tịch như trách nhiệm đối với người đã khuất…”. Ngừng một
lát, Lê Hà kể tiếp: “Anh Hiệu với tôi có quá nhiều kỷ niệm. Và cũng có quá
nhiều duyên phận. Năm 1972, tôi được điều về làm thuyền trưởng tàu 645
thì anh đã làm chính trị viên. Tuy ngang cấp ngang chức nhưng bao giờ tôi
cũng coi anh là người đi trước, là người anh cả đã từng dìu dắt, chỉ bảo
mình trưởng thành. Được cùng công tác với một con người am tường, điềm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.