HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 71

- Cái gì đóng góp được, đã gắng hết sức. Nay công việc mới, lượng mình
kham khó nổi nên xin trở lại làm dân... Mấy năm đầu sống trong thành phố,
nhà cửa đủ tiện nghi, nhưng cuộc sống ở đấy có lẽ không hợp, ồn ào, bí
bức, tù túng, nên sau đó chuyển về Cà Ná... Dẫu sao thì nơi đây cũng là quê
hương...

Ông ngừng lại, hình như có cái gì đó thoáng gợn chút tâm trạng, là tôi nghĩ
thế. Và vì nghĩ thế nên trong suốt câu chuyện, tôi tránh nhắc tới những điều
có thể gợi ra nỗi trống trải nơi ông... Hồi cùng Lê Đức Do đi làm phim “tầu
không số”, chúng tôi có ôm máy lần tới Cà Ná. Chúng tôi hỏi thăm nhà anh
hùng Đặng Văn Thanh. Bà con Cà Ná nhìn nhau ngơ ngác. Lạ nhỉ, người
anh hùng, niềm tự hào của cả làng, cả xã mà không ai hay ư?. Nhưng khi
hỏi đến nhà chị Trốc, cả một đoàn người dẫn vào tận cửa. Chị Trốc đã gần
70 tuổi, người đậm, một phụ nữ mang dáng vẻ đặc trưng của người vùng
biển khu 6. “Đây là lần đầu tiên có người của đơn vị anh ấy về thăm gia
đình tôi”. Không phải chị trách. Chị thân tình và nói là để vui. Mà chị vui
thật. Chị cười luôn luôn và rất cởi mở. Có phải chị chờ một dịp này để tâm
sự? Chuyện của chị như thế, có ai đã viết đâu đó trong các trang báo. Buồn
vui lẫn lộn... Hai người, chị và anh Thanh đều là dân vùng này. Khi anh ra
Bắc, chị nhỉnh hơn tuổi ba mươi. Ở tuổi ấy, tuổi đang muốn gần chồng, phải
xa, phải đợi khổ lắm, và chẳng hẳn dễ chịu chút nào!... Chị lại cười và sởi
lởi thú nhận... Mười lăm năm sau, khi đất nước đã bình yên, anh về. Chị
đâu biết anh đã là một anh hùng! Mà anh hùng, để làm gì? Kể tới đây, giọng
chị ấm ức, không được vui nữa. Chị lặng đi một lát như cố nén điều gì. Mắt
chị chớp nhẹ và giọng chị nhỏ hơn. “Nhưng tôi đâu có trách ông ấy. Hoàn
cảnh mà! Cũng không hờn ghen chi người phụ nữ ngoài đó. Tôi bảo, ông
đưa tôi đi Hải Phòng thăm mấy mẹ con... Tội lắm, cô ấy chồng liệt sỹ nên
cũng cần có một chỗ để nương tựa. Là phụ nữ, cũng phải biết thông cảm.
Gặp, chuyện trò rồi thấy thương. Chiến tranh đã mất mát quá nhiều, cớ chi
không đùm bọc, nhường nhịn nhau mà sống. Tôi bảo đưa các cháu cùng về
Cà Ná làm ăn, nhưng còn ngại. Ngại thì ở ngoài đó. Biết ông nhà tôi băn
khoăn như đứng giữa ngã ba đường, chẳng rõ rẽ lối nào, tôi liền bảo: ở
ngoài này các con còn nhỏ, anh ở lại để cùng cô ấy chăm lo việc học hành
và nuôi dậy chúng..., ở thêm mấy bữa nữa, chị em tâm sự cho đã, rồi tôi
về... Từ đó, hàng năm ông ấy có về Cà Ná thăm tôi. Nhưng tôi không giữ
lâu. Chẳng phải bực bõ chi, đàn bà ai không muốn gần chồng, nhưng nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.