lại rơi vào thế bị bao vây. Bởi quân ta đã hình thành thế trận phản công từ lộ
Hải Đông từ châu Hồng, Long Hưng lại bịt kín mặt nam từ Hoa Lư, trên
mặt bắc thì Nguyễn Địa Lô, Nguyễn Lộc cũng ngày đêm tập kích giặc.
Năm là bộ chỉ huy đầu não hạ lệnh phản công đúng vào mùa nóng
nực, đúng vào dịp mưa lụt khiến giặc rơi vào thế đại bất lợi còn quân ta thì
thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều hội đủ.
Tâu bệ hạ, thần chỉ điểm qua năm cái nhẽ khiến quân ta thắng, quân
địch bại. Nói xong Trần Thì Kiến vái lạy nhà vua rồi lui về chỗ.
Trần Thì Kiến vốn là gia thần của phủ Hưng Đạo, bản tính ông ít nói,
nhưng đã nói đều thấu lý đạt tình khiến đồng liêu đều cảm phục.
Trần Thì Kiến vừa về chỗ thì Trần Khánh Dư xuất ban. Phiêu kỵ
thượng tướng thiên tử nghĩa nam Trần Khánh Dư đã từng tham gia cuộc
kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm Đinh Tỵ (1257), vì có
công đem quân tập kích bất ngờ vào phía sau quân địch khiến chúng phải
chia quân đối phó, vì vậy chiến sự đang diễn ra rất căng thẳng ở Bình Lệ
Nguyên
[3]
vua Trần Thái tông vừa cự giặc vừa lui quân được an toàn.
Cuộc chiến năm Đinh Tỵ cả Trần Khánh Dư và Trần Hưng Đạo đều là
hai tướng trẻ mà đã lập được công lớn. Lại tiếp cuộc kháng Nguyên vừa qua
(Ất Dậu - 1285) Trần Hưng Đạo đã ở ngôi vị Quốc công tiết chế thống lĩnh
chư quân sự
[4]
, còn Trần Khánh Dư là thượng tướng phó đô tướng quân,
nắm một đội quân thủy khá lớn lập được công cao. Vừa xuất ban ông liền
vái lạy nhà vua, cúi chào các đồng liêu và nói:
- Cao ý của hoàng thượng và các đồng liệt đã nói khá đầy đủ những
cái cớ mà ta thắng giặc, thần chỉ nêu thêm một cớ nữa: Đó là vừa lúc
thượng tướng thái sư Trần Quang Khải nhử được giặc từ Thanh Hóa ra tới
gần Hoa Lư, rồi lại luồn về phía sau để dồn nó vào một cái túi khổng lồ, tức
là ta đã hình thành thế bao vây giặc.
Quốc công phát lệnh phản công giặc trên mọi mặt trận nhưng đáng kể
nhất là trận mở màn đánh vào sào huyệt giặc ở A Lỗ là căn cứ thủy binh lớn
nhất của giặc. Nơi đây hơn một vạn bảy ngàn quân giặc gồm cả quân Mông