Cổ và quân người Hán do vạn hộ hầu Lưu Thế Anh chỉ huy. Các tướng dưới
quyền đều là những tay kiệt hiệt như Giảo Kỳ, Hắc-đích, Tang-gu-tai, Bôn-
kha-đa… Lưu Thế Anh trấn giữ tuyến đường thủy chạy dài suốt từ Chương
Dương, Hàm Tử, A Lỗ xuống Thiên Trường rồi thông ra cửa biển Đại An.
Tuyến đường thủy này phía hữu ngạn thì hỗ trợ cho quân bộ của giặc đóng
rải từ Trường Yên về tới Thiên Trường ở phía tây nam và phía tả ngạn thì
khống chế quân ta tập kích ở phía đông, nó chính là tuyến huyết mạch nắm
giữ cả đường thủy đường bộ từ Thăng Long xuôi ra biển, hoặc từ Thăng
Long theo đường thiên lý vào Trường Yên rồi tiến về phía nam kiểm soát
các châu Thanh Hóa, Nghệ An và thẳng sang Chiêm Thành theo hai đường
thủy, bộ đều rất thuận lợi. Trong khi đó tuyến đường thủy từ Thăng Long
xuôi Lục Đầu giang tiến theo nẻo sông Bạch Đằng để ra biển cũng do giặc
kiểm soát.
A Lỗ là sào huyệt lớn, tập trung nhiều quân tinh nhuệ, phần lớn là
quân thủy, một phần là quân bộ, quân kỵ với hơn ba ngàn con ngựa chiến
nòi Hồ cùng với các tướng giặc lão luyện chiến trường.
Nhằm vào đêm mưa to như vỡ đê trời, nước trong đồng ngập trắng lại
gặp lúc triều cường, nước sông Cái lên to gần ngập bờ đê, Quốc công sai
quân đánh ào ạt, trại giặc chẳng mấy chốc mà vỡ tan tành, hơn ba ngàn con
ngựa vỡ đàn lóp ngóp bơi như lũ chuột đồng chạy lụt. Quân kị bó tay, quân
bộ, quân thủy lúng túng không còn năng lực kháng cự. A Lỗ bị đánh sập,
trong số hơn một vạn bảy ngàn tên chỉ còn vài ba ngàn đứa chạy thoát cùng
với bè lũ Lưu Thế Anh trốn lủi về Thăng Long xin chịu tội trước Thoát-
hoan. Vậy là cả một chiến tuyến phòng thủ của giặc trên sông nước chạy dài
hơn trăm dặm chỉ qua một đêm tan vỡ hết. Bởi nghe tin A Lỗ thất thủ các
đồn trạm giặc khác trên khắp tuyến chưa nhìn thấy bóng quân ta đã hốt
hoảng tháo chạy.
Thượng tướng Trần Khánh Dư nhìn nhà vua lại nhìn khắp lượt các
đồng liệt rồi ông hạ giọng:
- Tâu hoàng thượng, theo thiển ý của thần thì trận mở màn A Lỗ tuy
không đánh vào đầu não của giặc nhưng dường như nó đã điểm đúng huyệt