HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 123

chốt lại. Theo tôi chưa hẳn cái tên đó đã phát xuất từ Hảo Thôn mà nó đã
truyền từ đâu đó về, và bây giờ chắc nhiều hương ấp đã lập “Bảo hương
kháng giặc”.

- Hay! Tôi cho cái tên này hay lắm đấy. Nó gắn bó thân thiết với

hương thôn ta ghê gớm. Thực chất là việc đánh giặc giữ làng, giản dị và cần
thiết như cơm ăn, nước uống. Phạm Ngũ Lão cứ tấm tắc khen mãi.

- Tôi chắc chẳng mấy nữa “Bảo hương kháng giặc” sẽ phổ cập tất

thẩy các làng xã trong nước. Thế là toàn dân đánh giặc, Trương Hán Siêu
hưởng ứng.

- Nếu toàn dân tham gia đánh giặc thì sức quân của mình tăng lên gấp

bội, sức kháng chiến của cả nước sẽ chung đúc thành một khối, và như thế
nó mang trong mình sức mạnh đảo hải di sơn không một kẻ thù nào không
bị đánh bại.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc đã tới cửa đình.

Đình làng là một ngôi nhà bảy gian to, thoáng, rộng được dựng bằng

cột gỗ, các vì kèo và rui, mè, đòn tay tất thẩy đều bằng một thứ tre ngâm,
mái lợp rạ, tường bằng đất nện, mặt trước là cửa bức bàn. Gian giữa lập bàn
thờ, hai gian đầu bỏ trống, mỗi bên hai gian áp sát với gian thờ đều dựng
sàn gỗ làm nơi hội họp. Dân tình vắng hoe, cỏ trên sân lụi vàng xơ xác.
Nhìn vào trong đình thấy vài người đang viết lên những tấm bảng gỗ ghép
to bằng chiếc chiếu.

Trương Hán Siêu e hèm lên tiếng trước:

- Chào các đàn anh!

Mấy người đang hí húi viết ngửng đầu nhìn khách. Hai bên đều lạ

lẫm.

Phạm Ngũ Lão nói lời thân thiện:

- Thưa các bậc đàn anh, chúng tôi là khách qua đường thấy làng ta

phong cảnh đẹp nên ghé thăm, xin các đàn anh cho phép.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.