của các quý hữu sai viết lời chiếu này để mắng giặc, quả ngài là bậc đại cao
minh, xin bái phục!
Trương Hán Siêu vừa dừng lời, lại hỏi:
- Vậy chớ sư phụ của các tôn huynh có dặn phải viết thêm gì nữa
không ạ?
- Dạ có, một người đáp: - Dạ thầy chúng tôi dạy phải viết thêm vài lời
cảnh cáo dưới lời chiếu như sau: “Kẻ nào xâm phạm cõi bờ Đại Việt làm rối
loạn nhân dân là kẻ kháng mệnh thiên tử phải trị tội”.
- Phải, chỉ vài lời đó là đủ, Trương Hán Siêu đáp.
Phạm Ngũ Lão từ nãy vẫn ngắm nhìn mấy người nho sinh trai trẻ,
nghe họ trao đổi với Trương Hán Siêu xong, ông nói:
- Hốt-tất-liệt ban lời chiếu trên là để lừa mị ta nhất thời. Nhưng ta cứ
vin vào đó như một cái cớ để vạch mặt nó hoặc để từ chối những đòi hỏi
thái quá của nó. Nay các đòi hỏi bằng chiếu dụ, tức là bằng sức ép bang
giao đối với Đại Việt đều không đem lại kết quả như chúng trông đợi, nên
đã hai lần xua quân sang xâm lăng Đại Việt ta.
Phạm Ngũ Lão ngửa mặt lên trời kêu:
- Than ôi, kẻ ban chiếu: “Biên tướng bất đắc thiện hưng binh giáp
xâm lược cương trường, náo loạn nhân dân” (cấm các biên tướng không
được tự tiện đem quân xâm phạm cõi bờ (Đại Việt) làm rối loạn nhân dân),
thì cũng chính nó năm Ất Dậu (1285) mới đây sai thằng con trai thứ mười
một của nó là gã Thoát-hoan dẫn hơn năm mươi vạn quân vào xâm lược
nước ta chứ còn ai. Lũ con trời (thiên tử) tâm địa xảo trá hơn cả loài lang
sói, đời này qua đời khác, tội ác chúng gây ra chất cao như núi cho nên với
loài dã thú này chỉ có trừng trị đích đáng chúng mới chừa. Tiếc quá, trận
truy đuổi Thoát-hoan trên đường trốn chạy, nếu Trần Quốc Toản không bị
giặc bắn lén thì sinh mạng Thoát-hoan khó toàn.
- Dạ thưa đại tôn huynh, thầy tôi cũng bảo thế, nhưng viết cái này ra
đây là để vạch bộ mặt xảo trá của cha con Hốt-tất-liệt, và cũng cho người