xược cũng bắt chước ta dùng tên tẩm độc. Tên độc của Giao Chỉ là loại kịch
độc, nếu đã trúng tên ấy thì không có thuốc nào giải được. Ví như cái chết
của quan hữu thừa Lý Hằng trong cuộc chiến năm Ất Dậu mà chính Trấn
Nam vương đã chứng kiến là một bằng cớ, mặc dù Lý tướng quân đã được
uống thuốc giải cực mạnh của quân ta vẫn không cứu được sinh mạng ông
ấy.
Tâu, vết thương của Lý tướng quân chỉ xây xước nhẹ nơi đầu gối chứ
có phải chạm vào lục phủ ngũ tạng gì đâu, vậy mà vẫn không cứu nổi.
Tâu thiên tử, đó chỉ là lúc quân ta rút đi, giặc bắn lén chứ lần này đại
quân của ta kéo sang thủy bộ trùng trùng điệp điệp, giặc kia sao còn dám
đối đầu nữa
[38]
Nghe Áo-lỗ-xích tâu báo, gương mặt thiên tử nhà đại Nguyên không
biểu lộ một ánh vui, buồn nào. Một lát sau vua phán:
- Sức mạnh của quân ta đúng như khanh nói. Song ta vẫn cảm thấy
trong tâm can óc não khanh có cái vẻ coi thường giặc. Khanh mở vạt áo ra,
đọc lại ta nghe các điều khanh vừa ghi ban nãy.
Giữa tiệc yến, phó đô tướng quân chinh Giao Chỉ phải đứng thẳng
người mở vạt áo ra đọc to lời thiên tử răn: “Chớ thấy Giao Chỉ là nước nhỏ
mà khinh thường” khiến các quan sợ len lét.
Điều đó chứng tỏ Hốt-tất-liệt đánh giá đúng trận thua năm Ất Dậu mà
con trai y là Thoát-hoan cũng suýt chết, và y rất thận trọng trong việc đánh
Giao Chỉ lần này. Điều đó cũng chứng tỏ y rất cay cú và quyết diệt gọn vua
tôi nhà Trần trong trận chiến sắp tới mà y đã chuẩn bị rất kỹ càng từ mấy
năm nay.
Các tướng đều thuộc loại hùm sói dạn dày chiến trận, và hầu hết đã
theo Thoát-hoan vào đánh Đại Việt năm Ất Dậu mới đây, tuy nhiên không
một tướng nào không sợ uy của Hốt-tất-liệt. Thấy phó đô tướng chinh Giao
Chỉ phải mở vạt áo đọc từng chữ như mấy đứa trẻ con mới học Tam tự kinh
các tướng đều thấy thiên tử hết sức coi trọng việc phải bình xong Giao Chỉ
lần này, ai nấy đều tâm niệm phải thắng!