HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 180

Áo-lỗ-xích ngước nhìn Thoát-hoan nói tiếp: - Chủ tướng, đến như

nước đại Nguyên ta không bị chiến tranh tàn phá đã gần chục năm nay mà
dân chúng còn khổ sở đến thế, thử hỏi An Nam bị quân ta tàn phá cách đây
chưa được ba năm, sao họ đã có thể kịp hồi phục mà nói nội lực họ khá lên
được. Phải nói Giao Chỉ kiệt quệ rồi. Ấy là so sánh để biết việc đánh dẹp
năm nay, Giao Chỉ sẽ cầm cự được bao lâu. Còn như chủ tướng hỏi, có nên
giữ Vạn Kiếp không? - Theo ý riêng tôi, nếu lần này Hưng Đạo quyết giữ
Vạn Kiếp thời bằng mọi giá ta cũng phải đẩy ông ta ra mà chiếm lấy. Nay
cả một vùng chiến lược quan trọng vào bậc nhất đã vào tay, đó là trời cho ta
đấy, sao chủ tướng còn phải băn khoăn nữa. Nếu không có vùng này làm
căn cứ, nay mai Ô-mã-nhi đem hơn bảy trăm chiến thuyền với hơn mười
vạn quân thủy đến sẽ neo đậu ở đâu, lấy đâu làm căn cứ xuất phát để truy
đuổi Hưng Đạo, truy bắt Nhật Huyên, dẹp yên Giao Chỉ.

- Vậy thời ta yên tâm! Thoát-hoan đáp và nói thêm: - Tới nay vẫn

chưa có tin tức cánh quân Vân Nam và ta cũng nóng lòng về đội hải binh
của Ô-mã-nhi cùng đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ. Ta chờ Ô-
mã-nhi tới mới có phương tiện đánh vào Thăng Long. Ta chờ Trương Văn
Hổ đem lương thực đến thì mới yên tâm đưa mấy chục vạn quân vào trận.

Về cánh quân Vân Nam mà Thoát-hoan trông đợi, hữu thừa tỉnh Vân

Nam là tướng A-ruc cùng với chư vương A-tai và Mang-khu-đai cầm đầu,
một đạo quân chừng năm vạn gồm quân kỵ, quân bộ và quân thủy chúng
vào nước ta bằng đường Quy Hóa giang. Lần này giặc vào đông hơn lần
trước và cũng trên con đường quen thuộc mà chúng đã đến và đã tháo chạy.
Ỷ thế quân đông nên chúng có vẻ hung hăng. Quân kỵ thì xông xáo sục sạo
hai bên vệ đường, gặp nhà thì đốt nhà, gặp lều quán chợ búa thì đốt lều
quán chợ búa. Cái gì lấy đi được thì chúng lấy đi, không lấy đi được thì
chúng đập, phá hoặc đốt. Dân chúng triệt để dùng kế thanh dã, giặc đến đâu
cũng chỉ thấy vườn không, nhà trống, chúng càng tức giận.

Giặc đi sâu vào đất ta tới năm, sáu chục dặm mà không gặp một sự

chống trả hoặc cản trở gì, chúng đều cho là qua cuộc chiến năm Ất Dậu,
Giao Chỉ kiệt quệ không còn sức chống trả, nên đã bỏ trốn. Vì vậy chúng
nghênh ngang như vào chỗ không người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.