Nhìn thẳng ra phía trước ngôi đền thấy có mấy gò đất cao như núi,
Phàn Tiếp biết ngay đó là khu lăng mộ tổ phụ nhà Trần, y bèn nói với Ô-
mã-nhi:
- Bẩm tướng quân, ta phải cho đào mấy cái mả kia mới có thể kinh
động đến đám vua tôi nhà Trần, sớm muộn chúng cũng phải ra hàng Trấn
Nam vương.
Ô-mã-nhi gật đầu:
- Thấy việc cần làm sao ông không làm ngay đi?
Thế là ngay lập tức, giặc xua tới cả ngàn tên quân ào ạt xông lên các
gò đất cao, ngoài võ khí thường mang chúng còn đem theo cả mai, cuốc,
thuổng. Những gò đất cao hơn cả ngọn tre và rộng như cả một cánh đồng.
Chúng sục sạo vạch cây vạch cỏ tìm mãi không thấy một chỉ dấu nào
về ngôi mộ tổ họ Trần, mà chỉ có tấm mộ chí cắm trên đỉnh gò cao nhất và
to nhất với dòng chữ triện khắc sâu vào đó: “Thái vương chi mộ”.
Giặc yên tâm đã tìm thấy mộ của vua Trần Thái tông (Trần Cảnh) liền
cho quân khai đào. Cả một trái núi rộng lớn không biết quan quách nằm ở
chỗ nào. Mặc dù giặc đã lấy bia mộ làm chỉ dấu để khai một miệng hố khá
rộng và đào sâu tới bốn, năm sải tay. Giặc cho quân hì hục đào bới cả buổi
chiều tới khi trời đã mờ mờ tối vẫn chưa thấy quan quách, Ô-mã-nhi cho
thu quân xuống thuyền và tiến thẳng ra biển để truy đuổi vua tôi nhà Trần,
và để lại sau nó những đám cháy rừng rực khắp làng quê. Sự thật giặc đã
đào đúng huyệt mộ, chỉ còn cách vài thép mai
[74]
nữa là tới nắp quan tài,
nhưng chúng đã nản, tưởng cách chôn cất các bậc vua chúa An Nam cũng
che đậy rắc rối, mù mờ như ở bên Trung Hoa, mộ đấy mà chẳng phải mộ
như mả Tần Thủy Hoàng, Khổng Minh, Tào Tháo…
Giặc đã khùng, đã phải dụng đến mạt kế là đào mồ cuốc mả, cũng có
thể nói đây là ô nhục kế của kẻ làm tướng, rốt cuộc cũng chẳng ăn thua gì.
Vẫn phải quay đảo như quân đèn cù do sự điều khiển vô hình của Quốc
công tiết chế thống lĩnh chư quân sự Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.