- Cái quãng ông lão vừa lội, đi quá độ một trăm bước chân nữa có hố
bùn sâu lắm, lỡ bước vào đó không có người cứu là không lên được đâu.
Sâu lắm. Sâu đến đâu thì không biết, nhưng cánh dân chài họ đã cắm cả một
con sào ngập lút mà vẫn chưa tới đáy.
Yết Kiêu vội hỏi:
- Thưa cụ, nguy hiểm thế sao bà con không cắm một vài cái cọc báo
cho mọi người biết.
Lão bà cười trơ cả hàm lợi móm đáp:
- Trước vẫn có đấy quý khách ạ. Cả một hàng cọc vây quanh, nhưng
người ta mới gỡ bỏ cách đây vài tháng.
- Sao lại gỡ đi, lỡ người không biết đi vào có chết không?
- Dân vùng tôi đây ai mà chẳng biết. Các cụ trong hương ấp sai dân
binh ra gỡ cọc đi để làm hố bẫy giặc đấy.
- Vậy đã có tên giặc nào sa hố chưa thưa cụ, - Nguyễn Khoái hỏi.
- Chưa! Chưa có tên nào sa hố, vì thuyền chúng chỉ qua đây để ngược
Vạn Kiếp, ngược Thăng Long chứ nó chưa đổ quân lên bờ.
Nghe lão bà nói, ai cũng biết ý chí quật cường chống quân giặc dữ
của dân chúng trong vùng này thật kỳ lạ.
Bà lão lại đổ nước ra bát mời mọi người, và cắt chuối đặt cạnh mỗi
bát nước một quả. Những quả chuối tiêu đốm trứng cuốc bị gió táp vỏ đã
hơi thâm.
Hưng Đạo vừa uống nước vừa ăn chuối thật tự nhiên, lại giục mọi
người cùng ăn. Thái độ cởi mở của khách khiến bà lão thêm niềm nở. Bà
hỏi:
- Tôi mạo muội nếu không phải xin quý khách bỏ qua. Mặt trời đã đổ
xuống đầu núi, quý khách không lên đường chắc sẽ bị tối, trang ấp lại ở xa,
vả lại dân cũng di tán, nhà cửa đều theo kế “thanh dã” chẳng có gì ăn được.
Chỉ có hương binh ở lại sống chết với giặc thôi. Nhược bằng quý khách có