đằng sau giặc đang truy đuổi. Đến bờ sông, nhìn thượng lưu, hạ lưu không
thấy một bóng thuyền. Ta đã toan cùng Dã Tượng lội sông. Dã Tượng liền
can: “Nếu Yết Kiêu chưa đón được chủ tướng tất không chịu dời thuyền”.
Ta đi thêm mấy dặm nữa đến Bãi Tân là nơi hẹn đón, ngựa vừa dừng thì
quả nhiên một lá thuyền từ trong lau lách băng ra áp bến. Ta xuống thuyền
mà lòng xiết bao cảm động. Nhìn Yết Kiêu tự nhiên ta bật ra lời nói mà đến
bây giờ ta vẫn còn nhớ, chẳng biết Yết Kiêu, Dã Tượng, hai tướng có nhớ?
Yết Kiêu mặt đỏ lên vì ngượng. Dã Tượng vội đỡ lời:
- Bẩm vương, lũ thần xuất thân hèn mọn được vương nuôi dạy cho
thành người, lại cho theo hầu dưới trướng, trong lúc thế giặc đang cường,
gian nguy khôn xiết kể, lũ thần chỉ có một chút công mọn, vương đã vội
khen khiến lũ thần cảm động đến ứa nước mắt. Lời nói của vương như lời
sông núi đáng chép ghi vào sử xanh, lũ thần sao dám quên được.
- Lời ta nói bữa đó bật ra từ gan ruột bởi cảm kích trước tấm lòng
trung dũng của các ngươi, chứ ta đâu có mong điều mình nói ra là để lưu sử
sách. Giả dụ cuộc chống giặc dữ năm trước, ta vì nhu nhược không giữ
được nước, thì lời nói kia dù có chân thực đời sau cũng chê, cũng cho đó là
sự khoa trương, bẻm mép mà thôi.
Cuộc mạn đàm đang hồi sôi nổi thuyền lại sắp tới ngã ba sông - ngã
ba Dương Nham, ở đoạn trên viên lái thuyền tự rõ vì biết Quốc công đi
khảo xét miền Bạch Đằng và Vân Đồn, nhưng ngã ba này có hai ngả rẽ vào
sông Bạch Đằng. Một nẻo qua sông Giá, nẻo kia qua sông Đá Bạc, không
hiểu chủ tướng muốn đi đường nào nên người lái thuyền cúi thấp đầu nói
vào trong khoang:
- Bẩm Quốc công, ngài đi nẻo sông Giá hay sông Đá Bạc ạ?
- Vào sông Giá! - Hưng Đạo đáp.
Đoạn ông quay ra nói với các tướng: Chuyến đi này ta muốn khảo sát
thật kỹ đoạn sông Rừng
[10]
với các chi lưu của nó như sông Giá, sông Đá
Bạc, sông Chanh, sông Rút, sông Đông Kênh và cả các ghềnh đá ngầm dưới
lòng sông cùng dãy núi Tràng Kênh kế đó. Lại phải xem xét cả độ nông sâu