của từng đoạn lúc nước thường cũng như khi nước cường, khi nước rặc. Ta
cũng muốn khảo lại trận năm Mậu tuất (938) Ngô Vương đã đóng cọc lim
vót nhọn đầu bịt sắt ở cửa sông để lừa giặc, đánh tan cả một đoàn chiến
thuyền hùng hậu của quân Nam Hán, bắt sống thái tử Lưu Hoằng Tháo và
chém đầu nó để khích lệ ba quân.
Lại nữa năm Tân tị (981) hoàng đế Lê Hoàn đánh tan chiến thuyền
của quân xâm lược nhà đại Tống cũng bằng thuật đóng cọc lim lừa giặc.
Vậy phải xem xét hơn ba trăm năm trước hai bậc anh hùng đó lập trận
địa cọc ở những quãng nào, còn bây giờ giả dụ có dùng lại mưu của các bậc
tiền nhân thì dùng thế nào cho đắc cách khiến giặc đã vào là không có
đường ra.
Nhìn các gia tướng, gia thần như có ý khích lệ họ, Hưng Đạo vuốt
chòm râu dài trước ngực, ngài vuốt tới hai ba lần rồi nói:
- Nước ta nhỏ nằm bên cạnh nước lớn, nên trời ban cho địa thế hiểm
trở để thủ hiểm mà giữ nước. Nếu khéo lợi dụng được địa thế, ta có thể
nhân sức quân lên được nhiều lắm. Vậy theo ý các ông nên thế nào?
Phạm Ngũ Lão bèn lên tiếng:
- Bẩm Quốc công, cứ như việc hội bàn ở Thăng Long thì ý Quốc công
và chư tướng đều thiên về sự nếu lần này giặc Nguyên có sang nữa, ắt
chúng không bỏ qua đường biển. Và cuộc đi khảo sát này của Quốc công
chắc không nằm ngoài kế sách chặn giặc. Tiểu tướng trộm nghĩ, lực lượng
thủy binh của ta có quân số đông, thuyền bè nhiều, luôn được tập tành lại
vừa lập công lớn trong công cuộc kháng Nguyên năm Ất Dậu, tuy vậy xin
Quốc công cho quân thủy tập dượt thật quen thạo các hải trình, chí ít từ
châu Vĩnh An tức từ Mũi Ngọc Sơn
[11]
vào Tháp Sơn
[12]
tới cửa Đại An,
nhưng lấy vùng cửa Đối, sông Mang, Vân Đồn, cửa Lục, cửa Bạch Đằng
làm trọng tâm tập luyện.
Trương Hán Siêu chợt thấy thuyền đi vào chỗ khuất, nhìn qua hai bên
song cửa khoang thuyền chỉ thuần một màu đen kịt, ông vội bước ra khỏi
khoang đi về phía mũi thuyền quan sát; hóa ra một bên thì vách núi một bên