giặc sắp tới biên thùy, và phải luôn ngó dòm ngay trong quân doanh của
mình liệu đã đủ ngăn được tai mắt giặc chưa”.
Suốt năm, sáu ngày Hưng Đạo cùng các gia tướng đi khảo sát rồi ghi
chép và họa đồ không thiếu một chỗ nào từ bến bãi, rừng cây, núi đá, đồi
gò, hang hốc, đá ngầm, vật cản xung quanh mấy con sông tiếp giáp với
sông Rừng kể cả dãy núi Tràng Kênh và cửa sông Rừng. Hưng Đạo lại cho
người đi hỏi các người cao tuổi trong vùng nhất là dân chài thông thạo về
con nước và mớn nước của sông Rừng qua các tháng trong năm, kể cả
những năm thời tiết thất thường. Nửa đêm thuyền lại xuôi về Cửa Lục,
Hưng Đạo ở đó xem xét cả trên bờ, dưới biển thêm hai ngày nữa rồi cho
thuyền xuôi Vân Đồn.
Một dải từ Bạch Đằng, Cửa Lục đến Cửa Suốt
[15]
trong đó có vịnh
Hạ Long, Bái Tử Long mênh mông núi và nước. Nhấp nhô tới cả vạn trái
núi đá, trên đó cây cối mọc rậm rạp như rừng thật là một bức tranh vĩ đại và
kỳ thú được tạo hóa ban cho người mình. Sự xen kẽ giữa núi và nước tạo
thành thế hiểm trở khôn lường. Ngoại bang vào vịnh này như lạc vào một
trận đồ bát quái khó tìm được lối ra, ấy là chưa nói những dải đá ngầm và
những trái núi đột ngột hiện ra chắn mất đường thuyền đi hoặc những dãy
núi đá chạy dài nom như một bức trường thành hùng vĩ. Cả một khu vực
phòng thủ trọng yếu này Quốc công tiết chế trao cho con trai mình là Hưng
Nhượng vương Trần Quốc Tảng quản nhiệm và có sự hỗ tương của Nhân
Huệ vương Trần Khánh Dư. Còn từ Vân Đồn ra mũi Sa Vĩ tới mũi Ngọc
Sơn thuộc châu Vạn Ninh giáp với nước Nguyên (nước Trung Hoa bị người
Mông Cổ đô hộ cải tên nước là Đại Nguyên) hoặc xuôi về phía nam qua
Cửa Đại Bàng
[16]
tới vùng Tháp Sơn kéo tới cửa Đại An
[17]
thuộc quyền
phó tướng Trần Khánh Dư cai quản.
Đêm yên tĩnh, thuyền đi trên mặt nước lao xao sóng làm ánh trăng vỡ
vụn như vãi ra muôn ngàn vẩy bạc trắng lóa. Thỉnh thoảng chạm phải một
đàn cá bướm, chúng bốc bay là là trên mặt sóng nom như một chiếc phên
bạc kéo một vệt dài tới cả chục sải tay.