HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 47

- Ta có nhời khen thượng tướng cắt đặt các trạm quân canh vừa hợp lý

vừa nghiêm cẩn, nhưng cái đáng nói là ông dạy quân có kỷ luật cao đấy.

- Tạ ơn Quốc công rộng lượng.

Đoạn ông quay nói với viên lái thuyền:

- Ngươi cho thuyền đi thẳng vào đại bản doanh.

Vẻ hơi lúng túng, Trần Khánh Dư tiếp:

- Bẩm, Quốc công đi kinh dinh miền biển đảo, sao không cho hạ cấp

biết để còn kịp cung nghinh.

- Ta đi bất chợt. Vả lại hiện nay làm việc gì cũng phải khẩn cấp và kín

nhẹm như giặc sắp vào cõi. Vì đi bất chợt ta mới được biết về tính cương kỷ
mà ông đã truyền dạy cho cấp dưới, cho binh sĩ như ta đã thấy, từ đó ta mới
an tâm. Thôi được, thời gian không có nhiều đâu, lát nữa ta sẽ bàn kỹ với
ông.

- Bẩm vâng.

Vào tới đại bản doanh cũng vừa lúc trời sáng bạch. Núi non, biển đảo

cứ hiện dần lên tưởng như những ngọn núi kia vừa đội nước vừa rẽ sương
mà mọc lên chứ không phải tạo hóa đã bày xếp từ thuở hồng hoang. Nhìn
cảnh vật vừa quen vừa lạ, Hưng Đạo thấy lòng thơ thới liền hỏi:

- Thượng tướng ở đây thật chẳng khác cảnh bồng lai. Vậy chớ ông có

làm thơ?

Trần Khánh Dư mỉm cười đáp:

- Bẩm, ở nước ta người không biết chữ còn làm thơ huống chi là hạ

cấp. Nhưng thơ làm để người đời nay đọc được đã khó, lại người đời sau
vẫn còn muốn đọc thời muôn khó. Việc đó kẻ làm tướng đâu dám mơ
tưởng. Tuy vậy đôi khi trước cảnh đẹp không làm thơ thấy cũng tủi cho kẻ
có học hành chữ nghĩa, nên cầm bút viết loáng thoáng đôi ba vần. Đọc lại,
thấy tủi cho cảnh đẹp dường kia mà bị vùi chôn trong thứ ngôn ngữ quê
mùa nên hạ cấp phải vội đốt nó đi chứ không có gan lưu giữ để làm khổ
thiên hạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.