- Cháu xin thề có ông Giời - Lý Trọc xúc động khảng khái nói - Lý
Trọc cháu tuyệt đối có chú ý đến ông. Cháu đi dọc theo phố đến từng nhà,
ai bảo ông ở mãi cuối phố. Nếu ông ở đầu phố, quần dài, áo sơ mi, áo lót
chẳng phải ông chọn trước đó sao?
Ông Dư nhổ răng vẫn không buông tha:
- Ta ở cuối phố, thời gian còn dài hơn tuổi anh là đằng khác. Khi anh
còn là một thằng lỏi con mất dạy, mỗi ngày đến mấy lần. Bây giờ có lông
có cánh rồi, anh không thèm đến nữa. Tại sao anh không đến tìm ta trước?
Mẹ kiếp! Anh không đau tăng...
Sau khi tỏ ra không hài lòng đối với quần lót, ông Dư cũng không hài
lòng đốt với "mác nhổ răng". Ông bảo "không hay". Lý Trọc liền đề nghị:
- Vậy thì gọi là "quần lót nhãn cái răng"?
- Nghe cũng chối tai lắm - Ông Dư đáp.
- Thế quần lót nhãn răng có được không?
Nghĩ một lát, ông Dư nhổ răng đồng ý. Ông bảo "Mác răng" cũng
được, ta góp mười suất một ngàn đồng nhân dân tệ. Nếu anh để cho ta nhãn
áo lót, ta sẽ góp hai mươi suất.
Lý Trọc phất cờ thắng lợi, khua môi múa mép cả một buổi sáng, đã
"múa" được bảy ngàn nhân dân tệ. Khi khải hoàn trở về, ông Vương bán
kem của thị trấn Lưu chúng tôi cứ lẽo đẽo bám theo sau. Trong thời kỳ cách
mạng văn hoá, ông Vương bán kem tuyên bố phải làm một que kem cách
mạng không bao giờ chảy nước, bây giờ ông cũng đã hơn năm mươi tuổi.
Khi Lý Trọc giở tấm bản đồ thế giới ở cửa hiệu thợ rèn của anh Đồng, ông
Vương bán kem vừa đi qua, ông cũng nghe được những lời thao thao bất
tuyệt của Lý Trọc. Anh Đồng thợ rèn góp liền một lèo bốn ngàn đồng nhân
dân tệ, khiến ông Vương khiếp vía. Ông lại tiếp tục bám Lý Trọc, thấy ông