cửa ra vào gần như giống hệt với cánh cửa khu vệ sinh ở hẻm Monier. Kiểu
cửa chống cháy với một thanh ngang to tướng ở phía trong, kiểu cánh cửa
mà ta có thể mở từ bên ngoài chỉ bằng một thanh kim loại mềm, dễ dàng
đến nỗi ta phải tự hỏi liệu có phải các kỹ sư đã phát minh ra chúng chỉ để
phục vụ bọn trộm cướp.
Tôi lắng nghe, việc này chẳng có tác dụng gì, vì cánh cửa quá dày.
Cũng không sao, đưa mắt liếc nhanh sang hai bên, luồn thanh kim loại vào
khe giữa hai cánh cửa, mở ra, tôi bắt gặp một hành lang. Ở cuối hành lang
đó là một hành lang khác, đi vài bước đầy tự tin và cố tình gây ồn ào để
phòng khi gặp phải ai đó, và thế là... tôi đã ở cuối sảnh tiếp đón, ngay đằng
sau quầy lễ tân. Có thể nói các bệnh viện không được thiết kế dành cho
đám sát nhân.
Ở bên tay phải là sơ đồ thoát hiểm của tầng. Tòa nhà có cấu trúc phức
tạp, là kết quả của nhiều lần chắp vá, kiến thiết, chỉnh sửa, một câu đố hóc
búa đối với vấn đề an ninh. Hơn thế nữa, những sơ đồ đó lại được dán lên
tường, chẳng bao giờ có ai nhìn đến chúng, có lẽ một ngày nào đó phải
ngẫu hứng gây ra một vụ hỏa hoạn, hẳn sẽ có nhiều điều đáng tiếc, nhưng
khi nhìn mấy cái sơ đồ này, trong cảnh không lửa không khói... Nhất là
trong một bệnh viện. Ta có cảm giác là ngay cả khi nhân sự ở đây quá tải,
ta vẫn được chăm sóc bởi những đôi tay tận tình, trong khi đó việc nắm
vững sơ đồ thoát hiểm, khi phải đối mặt với một gã đầy quyết tâm lại được
trang bị một khẩu Mossberg cưa nòng, còn hữu ích hơn nhiều.
Mặc kệ đi.
Tôi lấy điện thoại di động ra, chụp ảnh bản sơ đồ. Tất cả các tầng đều
giống nhau, chính vì các thang máy và đường ống dẫn nước nên ta bị cầm
tù trong một tâm thế nhất định.
Quay trở ra xe. Suy nghĩ. Rủi ro không được tính toán kỹ chính là điều
có thể khiến bạn thất bại khi chỉ còn cách mục tiêu vài xăng ti mét.