Về cốt lõi, cả Chủ nghĩa khắc kỷ và Phật giáo đều là những giáo lý
để thực hành hạnh phúc.
Theo Chủ nghĩa khắc kỷ, thú vui và ham muốn không có gì sai trái.
Chúng ta có thể tận hưởng chúng miễn là đừng để chúng kiểm soát bản
thân. Những người khắc kỷ xem những người có khả năng kiểm soát
cảm xúc là những người đức hạnh.
Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Cuối cùng, chúng ta cũng tìm thấy một công việc trong mơ, nhưng
chỉ lát sau, chúng ta lại săn được một công việc khác còn tốt hơn.
Chúng ta trúng xổ số và mua một chiếc xe tuyệt đẹp, nhưng rồi lại thấy
khó chịu nếu không mua tiếp một chiếc du thuyền. Khó khăn lắm
chúng ta mới giành được trái tim của người ấy, nhưng rồi nhanh chóng
nhận ra bản thân lại chú ý đến người khác.
Con người dễ trở nên tham lam vô độ.
Những người khắc kỷ tin rằng những ham muốn và dục vọng kiểu đó
không đáng để theo đuổi. Đích đến của một người đức hạnh là trạng
thái an định (apatheia): không còn những cảm xúc tiêu cực như lo lắng,
sợ hãi, xấu hổ, kiêu ngạo và giận dữ, mà chỉ còn lại sự hiện diện của
những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, yêu thương, thanh thản và biết
ơn.
Để gìn giữ cho tâm hồn thanh sạch, những người khắc kỷ hình dung
ra viễn cảnh tiêu cực: Họ tưởng tượng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra để
chuẩn bị tinh thần chẳng may có một ngày những đặc quyền và thú vui
của họ bị tước đoạt.
Để thực hành hình dung tiêu cực, chúng ta phải khắc họa những sự
kiện tiêu cực nhưng không để bản thân lo lắng vì chúng.
Seneca, một trong những người giàu nhất thành Rome thời cổ đại,
sống một cuộc sống xa hoa nhưng lại là một người khắc kỷ nhiệt thành.
Ông khuyên mọi người nên thực hành hình dung tiêu cực mỗi đêm