Đáng tiếc là không phải lúc nào mục tiêu cũng rõ ràng và cụ thể như
vậy.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tư vấn Boston, khi được hỏi về
cấp trên, lời than phiền thường gặp nhất của nhân viên làm việc tại các
tập đoàn đa quốc gia là cấp trên không “truyền đạt rõ ràng sứ mệnh của
nhóm”, và điều này dẫn đến việc nhân viên không biết mục tiêu của họ
là gì.
Có một chuyện thường xuyên diễn ra, nhất là tại những công ty lớn,
đó là các giám đốc điều hành sa đà vào chi tiết của những bản kế hoạch
đầy ám ảnh, vạch ra các chiến lược nhằm lấp liếm sự thật rằng họ
không hề có một mục tiêu cụ thể. Thật chẳng khác nào cầm tấm bản đồ
ra khơi mà không có đích đến.
So với việc sở hữu một tấm bản đồ, có một la bàn chỉ hướng tới mục
tiêu cụ thể là điều quan trọng hơn nhiều. Joi Ito, giám đốc trung tâm
nghiên cứu MIT Media Lab, khuyến khích chúng ta sử dụng nguyên tắc
“ưu tiên la bàn hơn bản đồ” như một công cụ để điều hướng trong thế
giới đầy biến động hiện nay. Trong cuốn sách Whiplash: How to
Survive Our Faster Future (Roi vọt: Cách tồn tại trong một tương lai
nhanh hơn), ông và Jeff Howe viết rằng, “Trong một thế giới ngày càng
khó lường và biến động nhanh hơn, một tấm bản đồ chi tiết có thể dẫn
bạn lạc sâu vào rừng và lãng phí tiển bạc. Thế nhưng, một chiếc la bàn
tốt sẽ luôn đưa bạn tới nơi cần đến. Điều đó không có nghĩa là bạn nên
bắt đầu cuộc hành trình mà không cần biết mình định đi đâu. Mà là bạn
cần hiểu rằng cho dù con đường hướng tới mục tiêu có thể không bằng
phẳng, nhưng bạn sẽ hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu đi theo
một con đường đã được dự tính trước.”
Trong kinh doanh, các ngành nghề sáng tạo và giáo dục, điều quan
trọng là cần suy xét lại những gì chúng ta hy vọng đạt được trước khi
bắt tay vào làm việc, học tập hoặc chế tạo thứ gì đó. Chúng ta nên tự
hỏi mình những câu như: