ISRAEL VÀ CON NGƯỜI DO THÁI - Trang 56

Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, khi mà một sư đoàn quân Nga-Sô bị bao
vây tại Stalingrad, hết đạn, hết lương, thì cũng chỉ có một bài thơ mà ba sư
đoàn thiện chiến Đức, đầy đủ trang bị, đã bị đánh tan tác. Lịch sử của nhơn
loại đã hơn một lần chứng tỏ rằng sức mạnh cuối cùng vẫn là sức mạnh của
tinh thần, và việc lập quốc của Do-Thái là một trường hợp điển hình qua
vai trò của Théodore Herzl vậy.

Đứng trước sự phân tán và những nỗi gai góc mà người Do-Thái trả

qua thời đó, Herzl đã ý thức được rõ rệt là con đường sống còn không thể là
con đường thuần túy tín ngưỡng được nữa. Vì cho rằng người Do-Thái có
hết hơi cầu nguyện ngày đêm đi nữa, thì sự cầu nguyện này cũng không
đưa được dân Do-Thái trở về cố quốc tại Palestine. Vậy thì phải đặt lại vấn
đề, và Herzl đã biến hình thức của tín ngưỡng ra hình thức đấu tranh chánh
trị. Trong cuốn Quốc-Gia Do-Thái, Herzl viết nguyên văn ở đoạn mở đầu
như sau : « Vấn đề Do-Thái không phải là một vấn đề xã hội, cũng không
phải một vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Mà đó là một vấn đề quốc gia dân tộc
(question nationale), và muốn giải quyết vấn đề này thì phải biến nó thành
một vấn đề chánh trị quốc tế. Phải làm sao trước hết cho các cường quốc
thế giới chấp nhận một sự thừa nhận công khai cho dân tộc Do-Thái được
quyền sanh sống tại một xứ sở nào đó. Và chỉ sau khi có được sự thừa nhận
chánh thức này, mới có thể tiến hành việc định cư và lập quốc được ».

Tóm lại, vấn đề thiệt là đơn giản, nhưng không một người Do-Thái

nào trước Herzl đã nghĩ tới. Muốn sống thì phải có một xứ sở làm quê
hương. Mà muốn có được một quê hương thì không thể chỉ đi di cư hết xứ
này qua xứ khác, để nhờ vả các dân tộc hay quốc gia khác được. Mà phải
làm sao cho cả thế giới nhìn nhận ít nhứt một khu vực nào đó là của dân tộc
mình, nhiên hậu sẽ tụ tập về đó mà định cư, dầu cho mảnh đất đó chỉ toàn
là sa mạc hoang vu hay bãi sình rừng rậm.

Sau khi đã vạch được ra con đường phải đi, Herzl đã tận lực động viên

các phần tử Do-Thái có khả năng và phương tiện vào công việc tranh đấu
ngoại giao với các chánh phủ thế giới. Bản thân Herzl cũng đã tìm cách tiếp
xúc cho được với Đức Giáo Hoàng, với hoàng đế nước Đức Emmanuel III,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.