với Nga Hoàng, với Chamberlain vân vân… và quan trọng hơn hết là việc
Herzl đã mở một cuộc đàm phán, nhân danh người Do-Thái trên thế giới,
với vị lãnh đạo Ả-Rập Sultan tại Constantinople, ngõ hầu đạt cho được một
« hiến chương cho xứ Palestine ». Nhưng hiến chương này bất thành. Sau
rốt, Herzl kêu gọi tới Lord Rothschild là một người Do-Thái đang nắm giữ
tất cả nền tài chánh tại Anh-Quốc, và cũng là lãnh tụ của tập thể Do-Thái
tại Anh. Sau khi Rothschild chánh thức ra mặt, đòi hỏi một vùng đất cho
người Do-Thái lập quốc, thì tình hình trở nên khác. Bộ trưởng các thuộc địa
Anh, là Joseph Chamberlain, đề nghị với người Do-Thái một giải đất nằm
trong lãnh vực cai trị của Anh tại Phi-Châu : đó là xứ Ouganda, nằm giữa
cảng Mombassa và hồ Victoria. Nhưng đa số đại biểu Do-Thái, họp hội
nghị tại Bâle năm 1903, đã không chấp nhận đề nghị trên của chánh phủ
Anh-Quốc. Các đại biểu này viện cớ là lịch sử của dân tộc Israël không thể
không có vùng Sion và Jérusalem được, vì khi đó, sẽ trái với lời phán của
Thiên chúa.
Một năm sau khi hội nghị Do-Thái lần thứ sáu tại Bâle (Đức) bác bỏ
việc lập quốc tại Ouganda, thì Herzl ngã bịnh và qua đời vì một cơn đau
tim. Nhận định về thời kỳ này, David Ben Gourion có viết nguyên văn như
sau : « Herzl là người đầu tiên đã làm phục sanh tinh thần quốc-gia cho dân
Do-Thái và mang lại cho người Do-Thái một linh hồn mới. Và lần đầu tiên
trong lịch sử Do-Thái, Herzl đã biến dân tộc này thành một sức mạnh, một
thế lực khai sáng và đấu tranh, một ý chí và nghị lực lập quốc. Herzl là
người đầu tiên đã nói rằng : một dân tộc chỉ có thể được cứu sống khi tự
đứng ra cứu lấy mình, và vấn đề Do-Thái chỉ có người Do-Thái giải quyết
nổi mà thôi. Và cũng vì ý thức được rằng vấn đề Do-Thái là một vấn đề
quốc tế, việc lập quốc Do-Thái là một nhu cầu quốc tế, mà Herzl đã khiến
cho các dân tộc khác trên thế giới tiếp tay vào việc thành lập Quốc-Gia Do-
Thái, sau khi đã động viên được toàn bộ nghị lực và các phương tiện của
người Do-Thái trên thế giới ».