Tới 1920, Ủy-ban tối cao về Hòa-bình họp tại San Remo, đã trao cho
nước Anh quyền được quản trị chánh thức và lâu dài xứ Palestine. Ủy-ban
này cũng quyết định buộc chánh phủ Luân-Đôn phải tôn trọng thực tại ở
Palestine, nghĩa là phải có trách nhiệm giúp vào việc thiết lập một trung
tâm quốc gia cho người Do-Thái.
Người Do-Thái vẫn tiếp tục vận động khắp các thủ đô Âu-Mỹ, đồng
thời gia tăng áp lực với các giới lãnh đạo Luân-Đôn. Các thế lực tài phiệt
lớn nhứt của Do-Thái được ném vào cuộc tranh đấu, và những nhân vật
Do-Thái có uy tín nhứt như loại Rothschild cũng xuất đầu lộ diện, đòi hỏi
việc lập quốc cho Do-Thái.
Năm 1922, Hội Quốc Liên (Société des Nations) cho ra một tuyên
ngôn, chánh thức công nhận « những quyền lợi lịch sử và những nguyện
vọng của dân tộc Do-Thái tại Đất Thánh ».
Một thỏa ước được ký kết giữa chánh phủ Anh và chánh phủ Huê-Kỳ,
theo đó người Anh công nhận cho người Mỹ quyền được lý tới vấn đề Do-
Thái tại Palestine.
Từ sau khi cuộc thế chiến chấm dứt, vùng Palestine vẫn được đặt dưới
quyền cai trị của một chánh phủ quân sự người Anh. Từ nay, chánh phủ
quân nhân này được thay thế bằng một chánh quyền dân sự, do Luân-Đôn
chỉ định, với sự hợp tác của người Do-Thái. Và viên Cao-ủy dân sự đầu
tiên được người Anh bổ nhiệm tại Palestine, lại là một người Do-Thái : ông
này là Herbert Samuel.
Trong suốt năm năm trời, Samuel vừa làm công việc cai trị cho chánh
phủ Anh, vừa thực hiện không biết mệt công việc của người chăn chiên.
Samuel cũng đã khôn ngoan thành lập cạnh chánh phủ của ông ta những
hội đồng hàng tỉnh và những hội đồng cố vấn kinh tế, gồm toàn những
người Do-Thái. Ngôn ngữ chánh thức được Samuel buộc phải xử dụng tại
toàn cõi Palestine là tiếng Anh, tiếng Ả-Rập và tiếng Hébreu.
Dần dần, các hội đồng tỉnh và các cố vấn đoàn của người Do-Thái
biến thành một guồng máy trung gian giữa chánh quyền Anh do Samuel đại