diện và các tập thể Do-Thái và Ả-Rập, trong toàn vùng Palestine-
Jérusalem. Guồng máy hành chánh được người Do-Thái đặt cho cái tên là
Chi-nhánh Do-Thái (Agence Juive). Chủ tịch của chi nhánh là người lãnh
đạo tại chức của tổ chức Sion.
Những người Anh tại Luân-Đôn, khi phát giác ra vai trò định đoạt của
Chi-nhánh Do-Thái, thì đã quá trễ, bởi lẽ cơ cấu này đã bắt rễ quá sâu trong
dân chúng địa phương và đã trở nên một cơ quan không thể không có trong
các công việc cai trị giữa người Anh và người Ả-Rập.
Người Anh biết rằng từ nay, sẽ có một sự giằng co rất gay go giữa ba
quyền lợi tương phản và mâu thuẫn nhau, tại Palestine nói riêng và toàn
vùng Trung Đông : đó là những quyền lợi của Anh, của cộng đồng Do-
Thái, và của dân Ả-Rập. Người Do-Thái càng bám chắc được giải đất
Palestine, và người Ả-Rập càng được người Do-Thái khuyến khích trên con
đường giải phóng về chánh trị và kinh-tế, thì người Anh lại càng bị kẹt. Do-
đó, các nhà lãnh đạo Luân-Đôn không còn cần dấu diếm các ý đồ đế quốc
của nước Anh nữa. Và trong suốt thời kỳ từ 1922 trở đi, lịch sử có ghi chép
rõ ràng là cả người Do-Thái lẫn người Ả-Rập đều cùng gọi những công
cuộc của người Anh ở Palestine bằng từ ngữ : « nền chánh trị ma quỷ của
Luân-Đôn ».
Để đối phó lại, người Anh lại áp dụng chiến lược cổ truyền của các
chế độ thực dân là chia để trị. Trong khi xúi người Do-Thái chiếm thêm đất
của Ả-Rập, thì người Anh cũng xúi người Ả-Rập đuổi người Do-Thái ra
khỏi Palestine. Và khi sự xúi dục có vẻ thành tựu phần nào về phía Ả-Rập,
thì Churchill đích thân tới Jérusalem (1921) để nhân danh chánh phủ đang
có trách nhiệm đối với thế giới, mà nhận sự thỉnh nguyện của người Ả-Rập.
Thỉnh nguyện này được soạn thảo rất rành mạch và bao gồm các đòi hỏi
sau đây của người Ả-Rập : hủy bỏ và giải tán ngay trung tâm quốc gia
người Do-Thái tại Palestine ; đình chỉ vĩnh viễn việc cho phép người Do-
Thái trên thế giới được hồi cư về Jérusalem ; và sau hết, thành lập ngay một
chánh phủ địa phương do tổng tuyển cử (tất nhiên do người Ả-Rập và