đợt sóng nhỏ đưa y lại gần, viên thuyền trưởng, tay vẫn bám lấy tấm ván,
lại dùng cả hai chân đạp y ra. Và cứ mỗi cái đạp ông lại gọi hắn là đồ mọi
đen vô thần.
“Cứ cho tao hai xu thôi, tao cũng bơi tới dìm chết mày, đồ da trắng man
rợ!” Tôi réo lên như vậy.
Lý do độc nhứt của tôi không bơi tới gần hắn vì tôi mệt quá. Nguyên
nghĩ đến sự cố bơi lại gần chỗ hai người đó cũng đủ làm tôi nôn mửa rồi.
Vì vậy tôi mới gọi tên Kanaka lại phía tôi, và chia sẻ tấm ván với hắn. Hắn
xưng tên là Otoo, sanh quản ở Borabora, hòn đảo xa nhất về hướng tây
trong quần đảo Société. Về sau hắn cho tôi biết là chính hắn đã vớ được
tấm nắp hầm ấy trước tiên, rồi hắn mới gặp thuyền trưởng Oudouse. Hắn đã
cho ông ta bám vào với hắn, rồi sau lại bị ông ta đạp đuổi hắn ra.
Otoo và tôi gặp nhau trong trường hợp đó. Hắn không phải là một tay
hiếu chiến. Trông hắn hiền lành và rất đáng mến, mặc dầu hắn cao tới gần
hai thước và gân guốc như một kẻ giác đấu. Hắn không phải là một tay
thích sinh sự, nhưng cũng không phải là một thằng hèn. Hắn rất can đảm,
và trong những năm sau này, tôi thấy hắn từng có những cử chỉ liều lĩnh mà
chính tôi không hề bao giờ dám mơ tưởng tới. Tôi muốn nói là giả sử hắn
không là một kẻ hiếu chiến và hắn luôn luôn tránh sinh sự. thì hắn lại
không hề bao giờ trốn tránh nếu có gặp gian nguy. Và một khi hắn đã nhập
cuộc thì “Liệu Hồn”, như hắn vẫn hô mỗi khi ra tay. Tôi không tài nào quên
được câu chuyện xảy ra giữa hắn và tên Bill King trên đảo Samora thuộc
Đức. Bill King vẫn thường được tôn làm quán quân về hạng “nặng cân”
trong Hải Quân Mỹ. Gã là một thứ súc vật được làm người, một con đười
ươi thực sự, một gã hắc búa có đôi cánh tay rất mau lẹ. Gã gây sự, đá Otoo
hai cái và thoi hắn một chùy, trước khi Otoo cảm thấy cần phải chiến đấu.
Cuộc đánh lộn có lẽ chỉ diễn ra trong bốn phút mà sau đó Bill King đã phải
ôm hận vì bị gãy mất bốn xương sườn, một cánh tay và trẹo mất một xương
bả vai. Otoo không biết chút gì về quyền anh, hắn chỉ đấm đá lung tung,