JEFF BEZOS VÀ KỶ NGUYÊN AMAZON - Trang 127

Hai công ty đàm phán trong nhiều tháng. Cả hai bên đồng ý

nhượng bộ lẫn nhau để cùng đi đến thỏa thuận hợp tác. Toys “R” Us
đồng ý bán vài trăm đồ chơi phổ biến nhất, và Amazon có
quyền bổ sung thêm những đồ chơi ít phổ biến hơn. Không công
ty nào đạt được những gì mình muốn, nhưng tại thời điểm đó, ai
cũng thở phào nhẹ nhõm. Tháng Tám, hai công ty thông báo việc hợp
tác trong 10 năm. Đối với Amazon, công ty sẽ nhận thêm nguồn
tiền mặt quan trọng và điều này sẽ hỗ trợ giải quyết vấn đề
trong bảng cân đối kế toán. Cả hai bên đồng ý rằng hàng hóa của
Toys “R” Us sẽ được giữ trong các trung tâm phân phối của Amazon
– bước đầu tiên tiến đến công việc kinh doanh phức tạp và tốn
kém nhất của Amazon, cổng giao dịch cho phép các công ty khác có
thể kinh doanh.

Thỏa thuận với Toys “R” Us trở thành hình mẫu hợp tác cho

Amazon sau này. Với việc thuê ngoài phân nhóm đồ chơi cho Toys
“R” Us, Harrison Miller đảm nhiệm vai trò mới, giám đốc dịch vụ
cổng giao dịch. Với Neil Roseman, phó chủ tịch kỹ thuật, ông bắt
đầu đi khắp đất nước, bắt tay với những nhà bán lẻ lớn khác để
tìm kiếm cơ hội hợp tác như với Toys “R” Us.

Amazon cũng gần như hoàn tất thỏa thuận với gã khổng lồ bán

đồ điện tử Best Buy. Tuy nhiên, người sáng lập chuỗi cửa hàng
Richard Schulze khăng khăng trong buổi đàm phán qua điện thoại
vào sáng thứ Bảy rằng, Amazon phải cho Best Buy độc quyền hoàn
toàn trong mảng sản phẩm điện tử. Bezos không đồng ý. Bed, Bath,
Beyond và Barnes & Noble cũng không đồng ý hợp tác cùng
Amazon.

Sony Electronics nhận ra khả năng sử dụng Amazon để đưa chuỗi

Sony Style sang kinh doanh trực tuyến. Là một phần trong hoạt
động đàm phán, Howard Stringer, đại diện của tập đoàn Sony tại Mỹ
tham quan toàn bộ trung tâm phân phối hàng của Amazon tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.