chỉ trong vòng một năm sau khi gia nhập Amazon. Jeff Bezos đã tìm
thấy đồng minh tin cậy trong cuộc chiến chống lại sự hỗn loạn.
Trong cuộc họp quản lý ngoài văn phòng vào cuối những năm
1990, một nhóm những quản lý trẻ tiềm năng đứng trước những
nhân vật quan trọng nhất công ty và thuyết trình về vấn đề tồn
tại trong tất cả các tổ chức quy mô lớn: Khó khăn trong việc liên kết
những chi nhánh nằm trên vùng địa lý rộng lớn. Những quản lý trẻ
đưa ra hàng loạt giải pháp khác nhau để khuyến khích đối thoại
nhóm chéo và tỏ vẻ tự hào về sáng kiến của mình. Sau đó, Jeff
Bezos với khuôn mặt đỏ bừng và mạch máu đập mạnh trên trán lên
tiếng.
“Tôi hiểu những gì các bạn đang đưa ra, tuy nhiên các bạn hoàn
toàn sai,” ông nói. “Giao tiếp là dấu hiệu của rối loạn chức năng.
Điều đó có nghĩa là mọi người đang không làm việc gần gũi cùng
nhau và theo hệ thống. Chúng ta nên cố gắng tìm ra cách để các
nhóm giao tiếp với nhau ít hơn, chứ không phải nhiều hơn.”
Trong cuộc họp đó và với những phát biểu trước công chúng sau
này, Bezos đều đưa ra những phát biểu định hướng điều hành
Amazon theo phương thức phân quyền và ra quyết định độc lập.
“Một mô hình quản lý dọc không đủ linh động để ứng phó với biến
động nhanh chóng,” ông nói. “Tôi luôn cố gắng điều hành mọi
người làm theo những gì tôi yêu cầu. Và nếu tôi thành công, có lẽ
chúng tôi sẽ không có công ty đúng kiểu.”
Bezos và những nhà sáng lập công ty khác đã hành động dựa trên
nhiều học rút ra từ những gã khổng lồ về công nghệ trước đây.
Microsoft áp dụng mô hình quản lý dọc, sử dụng nhiều cấp quản lý
bậc trung, một hệ thống khiến các quyết định được đưa ra lâu hơn
và cải tiến diễn ra chậm hơn. Nhìn vào trải nghiệm không mấy dễ
chịu của gã khổng lồ trong ngành phần mềm Lake Washington