của công ty. Trong bản án, thẩm phán miêu tả nhân viên Amazon như
những người coi thường đối tác tôn sùng, cũng như sợ hãi vị CEO và
những yêu cầu của ông. “Tôi chắc chắn rằng không chuyện gì lớn
diễn ra tại Amazon mà thiếu sự chấp thuận của Bezos,” bà viết
trong phán quyết, trích dẫn từ lời làm chứng của một quản lý Toys
“R” Us.
Amazon kháng cáo nhưng thất bại và bị yêu cầu trả 51 triệu đô
la cho đối tác cũ. Tranh chấp với Toys “R” Us sẽ trở thành bằng
chứng loại A phản ánh sự thật rằng, Amazon luôn hướng tới việc
chăm sóc khách hàng và thường chống lại những đối tác lớn. (Cùng
thời điểm Toys “R” Us kiện Amazon, một đối tác khác có trang web
du lịch Expedia, cũng kiện công ty. Và vấn đề được dàn xếp, giải
quyết ngoài tòa.)
Phân nhóm đồ chơi bước sang giai đoạn chuyển đổi. Sau việc hủy
bỏ thỏa thuận hợp tác với Toys “R” Us, phân nhóm hàng hóa quan
trọng càng xáo trộn. Một phần vấn đề xuất phát từ thực tế
rằng, tình hình tài chính của công ty đang bị ảnh hưởng từ những
nhóm hàng như đồ điện tử và trang sức. Chúng chưa tạo ra lợi
nhuận, mặc dù tăng trưởng nhanh hơn những nhóm về nghe nhìn
giải trí truyền thống. Bezos thấy rằng ông cần đặc biệt tập trung
giải quyết vấn đề này. Cuối năm 2004, ông thuê Kal Raman, cựu
quản lý của Drugstore.com, người từng đóng vai trò hỗ trợ đắc lực
trong vụ lôi kéo nhân viên và dẫn tới vụ kiện của Walmart vào năm
1998. Trong thời gian ngắn, ông quyết định tách làm đôi mảng
đang phụ trách của Diego Piacentini. Sau đó, Diego trở thành phó chủ
tịch phụ trách mảng bán lẻ toàn cầu và chuyển giao mảng hàng hóa
quan trọng cho Raman. Bezos thông báo quyết định vào thứ Ba
trong email nội bộ gửi toàn công ty. Hầu hết nhân viên công ty vào
thời điểm đó đều cho rằng thông báo gây bất ngờ không chỉ với họ