Vào thời gian này, Bezos đang theo đuổi một dự án khác và ban đầu
cũng vấp phải phản kháng của hội đồng quản trị Amazon. Khi
những người sáng lập trang web mua sắm Junglee rời Amazon vào
cuối những năm 1990, họ đã đưa ra điều khoản thỏa thuận, theo
đó, họ sẽ vẫn giữ mối quan hệ mật thiết với ban lãnh đạo Amazon
và thậm chí cùng nỗ lực phát triển. Anand Rajaraman và Venky
Harinarayan, hai trong số các nhà đồng sáng lập, sau này thành lập
công ty chuyên cung cấp hạ tầng Internet mang tên Cambrian
Ventures. Bezos muốn Amazon tham gia đầu tư. Tuy nhiên, hội
đồng quản trị Amazon đã bác bỏ. Đó là một hành động hiếm hoi
chống lại ý kiến của Bezos. Do vậy, Bezos đành phải đầu tư cá
nhân. Kết quả của quyết định đầu tư cho ra dịch vụ web không ai
nghĩ là từ Amazon. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu khác cho thấy công
ty đang cố gắng phát triển ngoài lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.
Vào thời điểm Cambrian Ventures đang trong quá trình thành lập
ở
Thung lũng Silicon, dịch vụ chia sẻ tệp tin qua mạng đồng đẳng
Napster đang thống trị và gây hoang mang cho ngành công nghiệp
âm nhạc. Các kỹ sư của Cambrian nghĩ đến Napster và sức mạnh của
mạng liên kết trên toàn thế giới. Họ băng khoăn, bạn có thể làm
điều gì đáng giá với mạng phân bố đó, điều gì đó tốt hơn việc ăn
cắp nhạc? Câu hỏi đó trở thành khởi nguồn cho dự án Agreya –
tiếng Phạn có nghĩa là “đầu tiên”.
Ý tưởng sẽ là phát triển phần mềm và khai thác Internet để kết
nối mọi người trên toàn thế giới, giải quyết các vấn đề mà
những chiếc máy tính không thể xử lý ổn thỏa. Chẳng hạn, một hệ
thống máy tính sẽ gặp khó khăn để xác định hàng loạt bức ảnh thú
nuôi địa phương và xác định bức ảnh nào là mèo hoặc chó một cách
đáng tin cậy. Tuy nhiên, con người có thể làm điều này dễ dàng. Các
nhà lãnh đạo của Cambrian Ventures đưa ra giả thuyết rằng họ có
thể xây dựng dịch vụ trực tuyến kết nối lực lượng lao động lương