JEFF BEZOS VÀ KỶ NGUYÊN AMAZON - Trang 257

video. Khi đó, Amazon mới bắt đầu để tâm. “Chúng tôi đã thảo luận
nhiều về nguyên nhân khiến iPod thành công khi không điều gì
làm được trước đó,” Neil Roseman nói.

Các nhà quản lý của Amazon dành nhiều tháng xem xét các

chiến lược kinh doanh nhạc số khác nhau. Cuối cùng, họ nhìn
thấy triển vọng cung cấp dịch vụ tải trước những bài hát trong
những CD khách hàng đã mua trên trang web vào những chiếc iPod
bán trên Amazon. Khi họ biết rằng không thể khiến các nhà phát
hành đồng ý với ý tưởng, Amazon quyết định đưa ra dịch vụ âm
nhạc số, tương tự như Rhapsody, trong đó khách hàng đăng ký theo
tháng và được quyền truy xuất không giới hạn vào kho nhạc số.
Amazon gần như hoàn tất mọi việc vào năm 2005. Dịch vụ sẽ sử
dụng bản nhạc có mã hóa tương thích theo phần mềm chống sao
chép trái phép Janus, công nghệ DRM (quản lý bản quyền số) của
Microsoft. Tuy nhiên, vài thành viên của nhóm phản đối vì cho
rằng còn nhiều thiếu sót trong phương án này. Theo Janus nhạc
mã hóa sẽ không thể chạy trên những chiếc iPod mà khách hàng
Amazon đã mua. “Tôi nhận ra mình thà chết chứ không tung ra cửa
hàng như vậy,” Erich Ringewald, giám đốc sản phẩm tham gia
phương án, nói. Bezos đồng ý bỏ đi phương án và bắt đầu lại.
Trong khi đó, Apple ngày càng chứng tỏ vị trí thống trị trong lĩnh
vực nội dung số. Cuối cùng, Amazon cho ra mắt cửa hàng MP3
vào năm 2007, với những bài hát không mã hóa theo DRM, người
dùng có thể thoải mái sao chép. Tuy nhiên, Apple nhanh chóng đàm
phán thỏa thuận tương tự và Amazon vẫn chỉ là kẻ tụt hậu trong lĩnh
vực âm nhạc.

Đồng nghiệp và bạn bè của Bezos thường cho rằng sự chậm trễ

của Amazon trong lĩnh vực nhạc số là do Bezos không thích thú với
âm nhạc. Khi còn học phổ thông, Bezos học thuộc bức thư kêu gọi của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.