Tranh cãi tương tự cũng xảy ra với tính năng kết nối không dây.
Những nhà thiết kế của Pentagram không thể hiểu nổi làm cách
nào tính năng kết nối không dây có thể thỏa mãn bài toán kinh tế
và đưa ra giả thuyết rằng Amazon sẽ phải yêu cầu người dùng trả
thêm phí kết nối không dây mỗi lần khách hàng mua sách. Họ đề
ra phương án giải quyết yêu cầu Kindle kết nối kho sách qua máy
tính tương tự của iTunes. Bezos phản đối. “Hãy xem tình huống
này. Tôi đang đến sân bay. Tôi cần đọc cuốn sách nào đó. Tôi
muốn truy cập ngay trên thiết bị và tải về ngay trên ô tô.”
“Nhưng ông không thể làm điều đó,” Hobbs đáp lại.
“Tôi sẽ quyết định những gì tôi có thể làm,” Bezos nói. “Tôi sẽ
quyết định và nó sẽ không giống mô hình kinh doanh mà anh hiểu
đâu. Anh là nhà thiết kế, tôi muốn anh thiết kế như vậy và tôi sẽ
đưa ra mô hình kinh doanh.”
Pentagram tham gia dự án Fiona đến giữa năm 2006. Sau này,
Lab126 thuê đội ngũ thiết kế riêng và tiếp nhận toàn bộ dự án.
Những nhà thiết kế của Pentagram sẽ vừa yêu vừa ghét Kindle, khi
cuối cùng họ nhìn thấy nó xuất hiện trên thị trường. Nó trông quá
lộn xộn với dãy bàn phím, thiết kế nhìn quá rối mắt. Sau khi kết
thúc dự án, Symon Whitehorn rời Pentagram đến làm cho Kodak.
Ông thuê Tom Hobbs và họ cùng nhau tạo ra máy ảnh kỹ thuật số
độc đáo, cho phép người chụp ảnh đưa hiệu ứng màu cổ điển
Kodachrome vào mỗi bức hình. Thiết bị báo trước cho sự ra đời các
ứ
ng dụng trên điện thoại di động như Instagram. Kodak đã khai tử dự
án trước khi đưa thiết bị ra thị trường.
Khi Pentagram rời dự án Kindle, thiết bị gần như đã sẵn sàng và
chuẩn bị tung ra thị trường, tuy nhiên vì một số lý do nên bị trì
hoãn. E Ink đã gửi màn hình từ châu Á và do khác biệt về nhiệt độ và
độ ẩm, nên lô hàng bán ra trên thị trường có độ tương phản thấp