truyền thông kém, khiến mọi việc trở nên khó khăn. Những người
làm việc tốt ở Amazon thường là những người tồn tại được trong
bầu không khí đối địch và xung đột không dứt. Bezos ghét cay ghét
đắng những gì ông gọi là “gắn kết xã hội”, thôi thúc tự nhiên để
tìm kiếm sự đồng thuận. Ông muốn những nhân viên cấp dưới
chiến đấu với những tranh luận được hỗ trợ bởi các con số và
niềm đam mê, và ông đã hệ thống hóa phương pháp này thành một
trong số 14 nguyên tắc lãnh đạo được đánh giá cao trong công ty và
chúng thường được thảo luận và khắc sâu vào nhân viên mới.
CÓ SỨC MẠNH, KHÔNG ĐỒNG Ý VÀ CAM KẾT
Nhà lãnh đạo có nghĩa vụ phải thách thức các quyết định một
cách trân trọng khi họ không đồng ý, thậm chí dù làm vậy họ có thể
cảm thấy không thoải mái hoặc mệt mỏi. Các nhà lãnh đạo có sức
thuyết phục và kiên trì. Họ không thỏa hiệp vì mục đích gắn kết xã
hội. Khi một quyết định được xác lập, họ cam kết hoàn toàn.
Một số nhân viên yêu thích văn hóa đối đầu này và nhận thấy
rằng họ không thể làm việc hiệu quả ở một nơi khác. Trang web hệ
thống chuyên nghiệp LinkedIn có nhiều giám đốc – những người
đã rời khỏi Amazon nhưng sau đó đã quyết định quay trở lại. Trong
công ty, điều này ám chỉ tới vũ khí boomerang.
Nhưng những người khác lại coi môi trường bên trong Amazon là
“văn hóa đấu sĩ” và không nghĩ đến việc trở lại. Có nhiều người
làm việc ở Amazon trong thời gian chưa tới hai năm. “Đó là sự kết
hợp kỳ lạ của một công ty khởi nghiệp đang cố gắng trở thành một
siêu doanh nghiệp và một doanh nghiệp đang cố gắng để vẫn là
một công ty khởi nghiệp”, Jenny Dibble – người đã có thời gian năm
tháng với vai trò là quản lý marketing năm 2011, đã cố gắng để
công ty sử dụng nhiều công cụ truyền thông xã hội hơn nhưng
không hiệu quả – nói. Cô nhận ra sếp không tiếp nhận những ý