“Nếu bạn thành công, bạn sẽ cần một nhà kho có diện tích của Thư
viện Quốc hội,” một nhà đầu tư đã nói với Bezos như vậy.
Todd Tarbert, luật sư đầu tiên của Amazon, thở dài nặng nề khi
nhớ về quyết định liệu có nên trở về công ty. Lần đầu tiên trong
sự nghiệp, ông muốn đầu tư vào công ty của khách hàng và đã nhận
được đảm bảo cho phép bằng văn bản của Hiệp hội luật sư bang
Washington. Ông cũng kể với cha mình về khoản vay thế chấp
trang trại đồng sở hữu của họ. Nhưng sau đó con trai Tarbert bị sinh
non và ông phải tạm ngừng công việc trong một tháng và không bao
giờ có cơ hội viết tấm séc 50.000 đô la đầu tư. Trước khi Tarbert
quay trở lại, Bezos đã huy động đủ một triệu đô la, thấp hơn đôi chút
mức định giá đã được kỳ vọng là năm triệu đô la trước đó.
Một ngày cuối năm 1997, sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu
ra công chúng của Amazon, Tarbert đang chơi gôn với cha mình.
“Con có biết công ty Amazon vừa lên sàn giao dịch không?” cha
Tarbert hỏi. “Có phải công ty mà chúng ta đã từng nhắc tới? Chuyện
gì xảy ra với nó vậy?”
“Vâng, thưa cha. Cha sẽ không muốn biết đâu,” Tarbert đáp lại.
“À, nếu đầu tư ngày đó thì hôm nay nó có trị giá bao nhiêu vậy?”
cha Tarbert tiếp tục hỏi.
“Ít nhất vài triệu đô la ạ,” Tarbert trả lời.
Cuối mùa hè năm đó, Nicolas Lovejoy đề nghị Bezos cho phép
chuyển từ nhân viên bán thời gian sang toàn thời gian. Nhưng
Lovejoy thực sự bất ngờ khi người đồng nghiệp cũ tại D. E. Shaw
không đồng ý. Lovejoy đang làm 35 giờ một tuần, chơi ném đĩa bay
Frisbee, đi xuồng Caiac và hẹn hò với bạn gái. Bezos đang hình dung
về kiểu văn hóa khác trong công ty, nơi nhân viên làm việc không
mệt mỏi để xây dựng công ty bền vững và tăng giá trị cổ phần sở