cách có thể để đào thoát - thường là việc gì đó trái pháp luật. Theo lối suy
nghĩ thông thường, việc một công ty đem mười hay hai mươi triệu yên cho
một người mới bước qua tuổi vị thành niên vay là quá sức điên rồ. Nhưng
chuyện đó đã xảy ra. Những công ty kiểu này vung tiền cho vay khắp nơi,
miễn sao bọn họ không phải là người cuối cùng nắm giữ món cho vay,
trong khi thu hết toàn bộ số lãi. Dù sao thì người đi vay, chứ không phải
ngân hàng hay các chủ nợ, là người thua cuộc. Giống như một hình kim tự
tháp lộn ngược, kẻ vay nợ ở chóp đáy, gánh trên vai tất cả các chủ nợ. Chỉ
cần trượt chân, anh sẽ sa lầy. Những món nợ nặng gánh cứ chất chồng lên
anh, cho đến khi anh bị đè bẹp dí. Ngày trước mọi việc khác hẳn, lựa chọn
duy nhất của anh là đến một tiệm cầm đồ nào trông tử tế một chút, hơn nữa,
anh không phải muốn vay bao nhiêu thì vay. Không ai muốn cho vay mà
không có thể chấp, nhất là với những người bình dân. Tuy nhiên, tôi không
thể nói là tôi thích điều này. Với điều kiện như ngày nay, chúng ta có cuộc
sống tốt hơn.”
Tiệm mỳ bắt đầu vãn dần. Thêm một làn khói trắng mờ tỏa ra từ khu
bếp.
“Dầu gì thì chúng ta làm sao có thể trở lại thời kỳ trước cho vay tiêu
dùng được nữa? Ý tôi là chúng ta đang nói về khoản tiền 57 nghìn tỷ mỗi
năm. Anh làm sao kéo ngược sự việc được? Đấy là chuyện bất khả. Tất cả
những gì tôi muốn nói là không cần thiết phải đây vài chục trong số hàng
ngàn người vào đường cùng mỗi năm. Khiến cho họ phải tự sát hoặc rơi
vào những thảm kịch tương tự, hoặc buộc họ phải bỏ nhà ra đi, hoặc phạm
phải tội ác.”
“Tức là chúng ta nên thay đổi cấu trúc của hệ thống này?”
“Đúng vậy. Và kiểm soát ngặt nghèo mức lãi suất cắt cổ. Bọn cho vay
nặng lãi có máu mặt thường đưa ra mức dao động từ hai mươi lăm đến ba
mươi lăm phần trăm. Bọn họ tìm cách lách giữa Đạo luật Kiểm soát Lãi
suất và Quy chế tài chính sửa đổi. Đó là vùng điểm mù mà những người có
chức trách thường tặc lưỡi cho rằng, ‘Ừm, đúng là có những việc không ổn,