chỉ đơn giản nói rằng những ai từng đâm xe đều là tài xế tệ hại thì quá sức
buồn cười. Cũng tương tự như vậy với việc vay mượn và các khoản nợ
cộng dồn.”
Rồi giọng ông dồn dập hơn. “Các điều luật hiện hành về vấn đề phá sản
cần được sửa đổi ở nhiều điểm, như nhiều bài báo dùng phép ngoa dụ để
cảnh báo chúng ta: ‘Giết người thông qua tuyên bố cá nhân phá sản.’ Anh
có biết các thủ tục tuyên bố phá sản không?”
“Tôi chỉ biết đại khái thôi.”
“Thực ra các bước tiến hành khá đơn giản,” vị luật sư giải thích. “Trước
tiên anh sẽ tuyên bố phá sản với bất cứ tòa án địa phương nào có thẩm
quyền. Anh điền vào một mẫu đơn có sẵn, kèm theo bản sao sổ hộ khẩu và
giấy tạm trú, bản ghi chép tài sản, danh sách các chủ nợ cùng bản viết tay
mô tả chi tiết hoàn cảnh khiến anh lâm vào nợ nần. Sau đó, anh sẽ nhận
được một giấy triệu tập và trình diện trước tòa, thẩm phán sẽ kiểm tra đối
chiếu trực diện. Bước này được gọi là ‘đối chất xác tín’. Cuộc điều tra của
tòa cùng việc đối chất không mất nhiều thời gian. Đối với các cá nhân, quy
trình tuyên bố phá sản hoàn tất chỉ một hoặc hai tháng sau khi đệ đơn.
Trong trường hợp người đó có nhà hoặc các tài sản hữu hình, người thừa
hành do tòa chỉ định sẽ thẩm tra các chủ nợ, thanh lý tài sản và phân chia
một cách công bằng. Suốt thời gian này, người tuyên bố phá sản không
được chuyển nơi ở hoặc đi du lịch mà không được tòa án cho phép.
Trong nhiều trường hợp, các loại thư từ được chuyến tiếp thẳng đến
người thừa hành. Tuy nhiên, nếu người tuyên bố phá sản chưa tới hai mươi
tuổi, quy trình này hoàn toàn khác. Xét cho cùng, một người trẻ tuổi như
vậy thì sở hữu được món gì quý giá đáng để thanh lý cơ chứ? Quần áo, vài
món đồ nội thất, thiết bị âm thanh... Các món đồ nhỏ lẻ thường được giữ
lại. Đương nhiên, nếu số tài sản không đáng là bao thì chẳng có lý do gì để
kéo dài thủ tục tuyên bố phá sản cả. Vậy là một ‘lệnh hủy’ được thông qua,
theo đó tình trạng phá sản tạm ngưng khi lệnh được ký. Hoạt động này
chấm dứt tình trạng phá sản nên lệnh hạn chế đương sự di chuyển tự do