suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính tiêu dùng trước kia, tất cả những gì
chú được thấy chính là những ông chồng gánh khoản nợ lên tới hàng triệu
yên, khiến cho vợ con họ lao đao lận đận.”
“Nhưng nguyên nhân là do đâu? Và vì sao lại xảy ra vào đầu thập niên
tám mươi? Có gì khác biệt đâu nhỉ?” Honma hỏi.
Cô nghĩ một lúc rồi mới nói, “Theo cháu nhận thấy thì các khoản vay
mua nhà chính là nguồn gốc sâu xa. Ai cũng muốn có một ngôi nhà của
riêng mình, bất chấp mức lãi suất có hợp lý hay không. Người ta thường
không kiếm đủ tiền để trả đúng hạn, vì thế họ sớm phải tới gõ cửa những kẻ
cho vay nặng lãi, đa phần các trường hợp đều thế.”
“Kéo theo cả gia đình suy sụp.”
“Chính xác. Cháu nhận thấy các vụ việc xảy ra ở khu vực ngoại ô nhiều
hơn ở thành phố. Nhưng ngày nay vấn đề này tập trung ở giới trẻ, phải
không ạ? Và ở tất cả các thành phố chứ không riêng gì Tokyo. Cháu nghĩ
nguyên nhân là do lối sống lãng phí của chúng ta. Chủ nghĩa tiêu dùng đã
được đẩy lên quá cao. Chẳng ai được dạy cách quản lý tiền bạc cả.”
Thật đáng mỉa mai khi biết được rằng nhờ những vụ phá sản do vay tiền
mua nhà giảm xuống mà giá đất đã tăng vùn vụt.
“Các loại bất động sản hiện nay hết sức đắt đỏ,” cô nói, “cho dù cố gắng
đến đâu chăng nữa, người ta cũng chẳng bao giờ có được ngôi nhà đứng tên
mình. Đấy là việc khả thi. Vì thế đa phần những người đáng ra được sở hữu
nhà lại chẳng màng quan tâm bởi họ biết rằng các khoản nợ sẽ chôn sống
mình. Ngày nay một lượng áp đảo các vụ phá sản liên quan đến bất động
sản thường bắt đầu với việc người ta vay một lượng lớn tiền để mua các
hạng mục đầu tư. Họ nghĩ họ có thể tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án nhà
thu nhập thấp và mượn hàng đống tiền để mua hàng loạt. Đến một thời
điểm thị trường chạm đáy. Bán tống bán tháo vào giai đoạn này, và anh
thậm chí còn chẳng thu hồi được khoản vốn đã bỏ ra. Trường hợp ấy
thường gặp ở những người ít kinh nghiệm, nhất là những người mua trẻ