(loại mày thích)’. Những dòng chữ nguệch ngoạc được viết ở mặt sau một
tờ quảng cáo. Có thể cô ta định đãi một gã đàn ông nào đó.
“… Cái này không được đâu. Những món này không hợp để đi ăn cắp.
Cháu có thể lựa những đồ đóng hộp, còn rau thì nên chọn những thứ đã chế
biến và đóng gói.”
Thằng bé vẫn mặc quần cộc màu xanh dương và áo gió màu xanh lá cây
cáu bẩn như lần trước. Nó liên tục chà tay phải lên phần chân hở ra ngoài
chiếc quần cộc, không biết vì lạnh hay vì thói quen cố hữu. Nhìn cánh tay
nó cử động, tôi cứ ngây người ra. Tôi quay lại phòng lấy túi xách, thằng bé
liền cầm cái túi giấy đi theo. Nếu nhìn thấy hình ảnh tôi bây giờ, chắc
Ishikawa sẽ bật cười. Tôi gượng cười. Khi tôi vẫy chiếc taxi đang đến gần,
lần đầu tiên thằng bé mở miệng hỏi, “Chú định đi đâu?” Giọng nói của
thằng bé còn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc sống xung quanh, thánh thót,
ngây thơ.
“Siêu thị lần trước thì không được. Cháu từng bị bắt gặp rồi, họ sẽ để
mắt đến cháu nên phải đi xa hơn.”
Tôi nói cho người lái xe địa điểm rồi ngả người ra ghế. Có vẻ như khung
cảnh lướt qua lạ lẫm với cu cậu hay sao mà nó cứ cắn chặt môi nhìn ra
ngoài cửa sổ như muốn nuốt chửng tất cả.
Chúng tôi đi vào siêu thị lớn nằm ở tầng hầm của trung tâm mua sắm, lấy
giỏ hàng. Tôi lấy hộp thịt lợn thái sẵn cho vào túi. Cái túi màu đen này có
một đường xẻ dọc chìm giữa hoa văn, vì thế không cần phải mở dây kéo
vẫn có thể bỏ đồ vào được. Sau khi nhìn tay tôi thao tác, thằng bé nhìn
chăm chăm vào cái túi. “Hãy nắm gấu bên phải áo khoác của chú,” tôi nói
với thằng bé. “Giả vờ làm cha con, đứng bên cạnh chú đi. Người cháu che
cho cái túi.”
Tôi vừa cho hàng vào túi của mình vừa cho một hộp vào giỏ hàng siêu
thị để ngụy trang. Lần này giám sát trộm cắp là một phụ nữ đeo kính, trông
già như bà cụ. Để giả làm khách mua hàng, cô ta cũng cho hàng vào xe đẩy