toàn diện nhất có thể. Tôi muốn biết việc cảm giác của anh ta khi được cho
đi làm con nuôi.”
“Chà, chỉ có Gary thôi,” bà mẹ chỉ về cậu con trai với dáng vẻ không mấy
nhiệt tình ngồi bên trái. “Đây nà thằng út. Peter thì đang ngồi tù, nên cô có
thể nói chuyện với Mike. Nó nà đứa thứ ba và thời gian bị đưa đi nàm con
nuôi cũng nâu chả kém gì Peter.”
“Được rồi, vậy bắt đầu thôi.” Roz mở danh sách câu hỏi mà cô đã cẩn
thận chuẩn bị ra và bật máy ghi âm. Cô để ý thấy hai “cậu bé” này có đôi tai
hoàn toàn cân xứng.
Cô dành nửa giờ đầu để nói chuyện với Mike, khuyến khích cậu ta hồi tưởng
lại thời thơ ấu ở nhà bố mẹ nuôi, quá trình học tập (hay nói đúng hơn là việc
trốn học thường xuyên đã làm ảnh hưởng tới học tập ra sao), và những rắc
rối trước đây của cậu ta với cảnh sát. Cậu ta rất ít nói, thiếu cả những kĩ
năng giao tiếp cơ bản, thậm chí không thể diễn đạt mạch lạc suy nghĩ của
mình. Mike để lại ấn tượng mờ nhạt đến nỗi Roz phải băn khoăn, nếu bên
Ủy ban Công tác Xã hội cứ để mẹ ruột nuôi nấng, thì có khi tính cách của
cậu ta lại tích cực hơn. Vì dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm đi chăng nữa, thì
bà mẹ này có vẻ vẫn rất mực yêu thương con cái. Và được yêu thương chính
là nền móng của sự tự tin.
Sau nửa tiếng che giấu sự sốt ruột bên dưới nụ cười gượng gạo, rốt cuộc
cô cũng nhẹ nhõm quay sang Gary. Nãy giờ cậu ta vẫn tỏ ra hứng thú lắng
nghe cuộc trò chuyện. “Tôi được biết cậu không hề rời khỏi nhà cho đến khi
12 tuổi,” cô xem lại ghi chú. “Đó cũng là lúc cậu được gửi tới trường nội
trú. Tại sao lại như vậy?”
Cậu ta cười nhăn nhở, “Trốn học, trộm cắp, chẳng khác gì các anh tôi,
nhưng trường Parkway cho rằng tôi tệ hơn bọn họ và chuyển tôi vào
Chapman House. Ở đó cũng được. Tôi đã học được chút ít. Nấy được hai
chứng chỉ CSE