KẺ TRĂN TRỞ - Trang 154

sân bay, trừ các phía tiếp giáp với các đường Hoàng Văn Thụ và
Trường Chinh hiện nay, đất bao quanh sân bay chủ yếu là đất
ruộng, có dân cư thưa thớt, nếu muốn mở rộng thêm quỹ đất sân
bay thì cũng không có nhiều khó khăn. Giờ đây, hàng rào sân bay đã
được đẩy xa vào phía trong. Phần đất sân bay còn lại bị bao bọc bởi
đô thị đông dân cư và có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hành
chính... Sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh đã “xâm thực”
sân bay Tân Sơn Nhất trên một diện tích rất lớn sau khi tỉnh Gia
Định được sáp nhập vào Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1976.

Liên quan việc một số người đề xuất đầu tư mở rộng sân bay

Tân Sơn Nhất sang phía đối diện nhà ga hiện hữu qua đường băng
để nâng công suất sân bay lên 40-50 triệu hành khách/năm, tôi đề
nghị trả lời rõ ràng các câu hỏi sau:

(a) Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có cam kết ủng hộ việc

sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động 24/24 giờ trong ngày (không phải
đóng cửa ban đêm để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn máy bay
đối với dân cư) trong 20-30 năm nữa không? (Tôi không ủng hộ việc
này vì nó trái với xu thế của khu vực và thế giới.)

(b) Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có cam kết di dời đủ dân

cư và kịp tiến độ thời gian theo nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn
Nhất không? (Tôi không tin điều này là khả thi, nhìn vào những gì
dự án đường T ân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã vướng
mắc ở đoạn từ nút Hoàng Minh Giám - Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái
Sơn vào sân bay.)

(c) Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có cam kết phát triển hạ

tầng giao thông kết nối sân bay với thành phố, đảm bảo không
tắc nghẽn giao thông ra vào sân bay khi Tân Sơn Nhất có công
suất cao gấp hai lần hiện nay không? (Tôi không tin điều này là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.