“Năm 1932, Bud Scheideman và Alvin Edlin đi làm tại một tiệm
kem sau khi ra trường. Sau đó hai người cùng nhau mở tiệm kem
của mình tại San Francisco”. Đó là khởi điểm của cái mà tôi gọi là
tinh thần doanh nhân của những người quyết định đầu tư tiền
bạc, tâm trí làm ra một sản phẩm mà họ tin rằng họ hiểu biết và có
thể làm tốt. Họ đã có thể chấp nhận thân phận làm thuê cho tiệm
kem đầu tiên và tiếp tục cuộc đời làm thuê. Nhưng họ đã không làm
như thế. Họ muốn làm chủ. Họ muốn có sản phẩm của họ, thương
hiệu của họ. Vẫn là kem thôi, nhưng mà là kem của Bud (và Alvin)
chứ không phải là kem khác, kem của người khác.
“Đến năm 1946 hết chiến tranh, họ trở về và mở lại tiệm kem
ở
góc đường 24 và Castro”. Tôi nghĩ rằng đó là sự đam mê. Quay trở
lại làm kem ở thành phố quê hương sau nhiều năm đi qua những
chiến trường sinh tử ở tận châu Âu khó gọi là cái gì khác ngoài sự
đam mê. Có thể đã không ít lần khi còn ở chiến trường họ nhớ kem
và mong chiến tranh kết thúc để về San Francisco... làm kem.
Không thể trở thành doanh nhân thành đạt mà không có sự đam mê.
“Đến gần giữa thập niên 50, một tiệm kem tương tự mở gần
đó, Alvin liền đi đến một quyết định: hoặc là trở thành tiệm kem
ngon nhất, hoặc là sẽ phải ngừng kinh doanh”. Đó là tầm nhìn, tư
duy thương hiệu của doanh nhân. Cái của tôi phải khác cái của người
khác. Cái của tôi phải tốt hơn cái của người khác. Còn nếu không
làm được tốt hơn người khác thì thà rằng tôi không làm nữa. Alvin
Edlin đã làm điều này tốt đến mức vào những năm 70 chữ “Bud’s”
có nghĩa là “kem ngon nhất”. Đến ngày nay, Bud’s vẫn tiếp tục
được bình chọn là một trong những thương hiệu kem ngon nhất ở
Mỹ. Tôi không phải là người sành điệu về kem nhưng tôi nghe thấy
người ta nói như vậy, người ta viết như vậy và tôi cũng tin như vậy.
Thật ra, không phải nước nào cũng có thương hiệu kem nổi tiếng
thế giới như Bud’s. Đó là những trường hợp hiếm hoi, việc những