Cứ mỗi giờ trôi qua, ở đâu đó trên đất nước ta một người đã
chết, vài người bị thương vì tai nạn giao thông, gây bao đau thương
cho gia đình và tốn kém cho xã hội.
Tỷ lệ số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm tính trên
100.000 hoặc trên 1 triệu người dân của Việt Nam, cao gấp nhiều
lần trung bình thế giới và khu vực – điều có thể thấy rõ trong các
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hoặc trên bản đồ “Những con
đường chết chóc” RoadsKillMap.com.
Chấm dứt bệ rạc, bẩn thỉu
Mục đích tiếp theo của việc hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở các
đô thị lớn là để giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường. Theo các báo
cáo được công bố, xe máy và ô tô đóng góp 70% khí thải gây ô nhiễm
môi trường ở các đô thị Việt Nam.
Các nghiên cứu cho thấy khí thải động cơ xe máy chứa nhiều
thành phần gây ô nhiễm môi trường hơn so với ô tô do mức độ xử lý
khí thải của động cơ xe máy hạn chế hơn.
Đối với một sản lượng vận chuyển như nhau, việc thay thế xe
máy bằng các loại phương tiện giao thông công cộng (tàu điện
ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt) và ô tô cá nhân sẽ làm giảm khí
thải gây ô nhiễm môi trường.
Liên quan đến ô nhiễm môi trường, tác hại của xe máy không chỉ
ở
khí thải. Xe máy là yếu tố duy trì kiểu sống phát sinh nhiều rác
thải. Sự tiện lợi của xe máy dừng bất kỳ chỗ nào sinh ra hàng quán,
chợ cóc vỉa hè thay cho các nhà hàng, siêu thị sạch sẽ, văn minh.
Sự phát triển tràn lan hàng quán, chợ cóc vỉa hè (với xe máy là
phương tiện đi lại của cả người mua, người bán) sản sinh ra một lượng