Nhưng muốn các nhà đầu tư tư nhân, nước ngoài mạnh dạn
đầu tư vào giao thông công cộng, họ cần được đảm bảo rằng nhà
nước sẽ có các biện pháp đồng bộ để hạn chế, tiến tới cấm xe máy
ở
các đô thị để việc họ đầu tư vào giao thông công cộng có đầu ra
tốt.
Họ không thể đầu tư hàng tỷ hay hàng chục tỷ đô-la vào giao
thông công cộng rồi chờ người dân Việt Nam thay đổi thói quen đi
xe máy. Đối với các nhà đầu tư phi ngân sách, điều này quá rủi ro
cho họ, họ sẽ không làm.
Xét về hiệu quả đầu tư xã hội, số tiền mà người dân Việt Nam
đã và đang bỏ ra mua xe máy là rất lớn. Theo quy hoạch giao thông
quốc gia, đến năm 2020 cả nước có 36 triệu xe máy. Thế nhưng,
đến hết quý I năm 2013, số xe máy ở Việt Nam đã vượt 37 triệu
chiếc.
Số lượng xe máy đăng ký mới chỉ riêng trong quý I năm nay đã
xấp xỉ 700.000 chiếc. Hiện tại, mỗi năm người Việt Nam mua thêm
khoảng 3 triệu chiếc xe máy. Tổng công suất các doanh nghiệp sản
xuất xe máy ở Việt Nam đến hết năm nay đạt 5,5 triệu
chiếc/năm.
Nếu tính giá bình quân mỗi chiếc xe máy khoảng 700-1000 đô-
la thì mỗi năm người dân Việt Nam chi mua xe máy khoảng 2-3 tỷ đô-
la. Nếu có một nền giao thông công cộng phát triển, số tiền
khổng lồ này có thể đầu tư hiệu quả cho các mục tiêu khác, trong đó
có việc đầu tư vào chính giao thông công cộng.
Thực tiễn thế giới cho thấy, với chính sách nhà nước phù hợp,
giao thông công cộng là lĩnh vực đầu tư béo bở, hấp dẫn vì có
nguồn khách hàng khổng lồ.