Ở
Thượng Hải, riêng số cầu vượt ba tầng xe chạy gần 1.000
chiếc, còn số cầu vượt, hầm chui hai tầng không đếm xuể.
Ở
nước ta, hầm chui Kim Liên làm hết sáu năm. Mấy chiếc
cầu vượt nhỏ bằng thép ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mỗi
khi khai trương được coi là sự kiện lớn. Nghĩ mà buồn.
Tôi cũng xin được khẳng định rằng việc cấm xe máy ở các đô thị
lớn không phải là mục tiêu, mà việc đầu tư cho các phương tiện giao
thông đô thị văn minh, hiện đại, an toàn thay thế xe máy (tàu điện
ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt...) ở các đô thị này mới là mục tiêu.
Nhà nước thiếu cương quyết
Nhưng vì sao tôi lại đặt vấn đề cần có lộ trình cấm xe máy ở
các đô thị lớn thay vì nói về nhu cầu đầu tư phát triển các hệ
thống giao thông công cộng?
Bởi vì vấn đề đầu tư phát triển giao thông công cộng thì chúng
ta đã nói mãi và đã có trong không ít tài liệu quy hoạch, chiến lược
phát triển giao thông của các cơ quan nhà nước, tôi có nói thêm cũng
thừa.
Tuy nhiên, việc hiện thực hóa các mục tiêu về giao thông công
cộng có thể nói là rất khó khăn, chậm chạp.
Tôi rất khó hình dung bao giờ các phương tiện giao thông công
cộng sẽ đủ nhiều, đủ tiện để người dân tự bỏ xe máy như một số bạn
đọc lập luận.
Ngay trong dự thảo Quyết định phê duyệt “Đề án phát triển hợp
lý các phương thức vận tải tại các thành phố” (tháng 11-2013), Bộ
Giao thông Vận tải cũng chỉ đặt vấn đề “Xây dựng lộ trình cụ thể