Nếu họ đi xe buýt hoặc phương tiện khác an toàn hơn, họ có
chết thảm như thế?
Ở
Berlin, tôi đã chứng kiến một người đàn ông say rượu bước
xuống lòng đường bị xe hơi tông chết. Sáng hôm sau, các báo lớn
đồng loạt đưa tin đậm nét về câu chuyện thương tâm này.
Còn ở ta thì sao? Bây giờ những tin tức về tai nạn giao thông chỗ
nọ chỗ kia, thậm chí có đến vài người chết cũng đã trở thành tin tức
bình thường, không có gì đáng chú ý bởi mỗi ngày ở Việt Nam có
đến 30 người chết vì tai nạn trên đường.
Những điều bất thường đang trở nên bình thường. Tin tức tai
nạn giao thông nhiều tới mức, nó đã làm chai sạn cách tư duy nhân
văn của nhiều người.
Tôi cho rằng, chừng nào vẫn còn những cái chết thương tâm vì
nạn nhân đi xe máy, chúng ta đang có tội rất lớn với họ.
Thật bất an khi thấy các đô thị nước ta ngày càng bị ô nhiễm vì
khí thải xe máy và rác thải có liên quan khăng khít đến cuộc sống
với những chiếc xe máy. Thật buồn lòng khi thấy văn hóa giao
thông xe máy đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa con người
Việt Nam.
Mà ước mơ đó có gì to tát cho cam. Đất nước Myanmar còn khó
khăn, kém phát triển hơn Việt Nam mà họ làm được, Việt Nam lại
không làm được, thậm chí còn không dám đặt ra. Chúng ta kém cỏi,
khó phát triển đến thế sao?
Tôi hiểu rằng khó khăn lớn nhất của việc thay thế xe máy
bằng các phương tiện giao thông công cộng là vấn đề vốn.