địch với khuôn mặt dính đầy thuốc súng đen. Hóa ra người thứ
nhất đã nạp đạn mã tử vào súng.
Bộ phim Tiến sĩ Strangelove cung cấp một ví dụ rất hay về hệ
quả sẽ xảy ra khi bạn tự giới hạn lựa chọn của mình qua việc để lại một
kết quả may rủi nhưng lại không cho người khác biết điều đó. Cỗ
máy hủy diệt của người Xô Viết là cách để họ tự giới hạn các lựa chọn
của mình khi chiến tranh xảy ra. Thật không may, họ lại không kịp
thông báo về sự tồn tại của nó cho các cường quốc phương Tây
trước khi viên chuẩn tướng mắc bệnh hoang tưởng Jack D. Ripper tự
mình thực hiện cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Kết quả thật là
thảm họa, khi một viên thiếu tá được mệnh danh là King Kong (do
một nam diễn viên cũng hoành tráng không kém là Slim Pickens thủ
vai) “cưỡi” một quả bom nguyên tử lao xuống mặt đất. Quả bom rơi
giữa hai chân hắn ta, thể hiện chính xác điều hắn ta định làm với
thế giới.
Hào phóng và vị tha
Cam kết đáng tin sẽ phát huy hiệu quả ngay cả khi thiếu đi lòng
tin cơ sở giữa các bên. Tuy nhiên, nếu chúng ta có được lòng tin cơ
sở đó thì các vấn đề hợp tác thường sẽ dễ giải quyết hơn nhiều.
Chúng ta có thể làm gì đây?
Một cách để tạo được lòng tin là thể hiện sự vị tha và hào phóng
đối với người khác mà không cầu đền đáp. Hào phóng thường
được xem là một phần nhỏ của sự vị tha. Phần lớn chúng ta hiểu vị
tha là giúp đỡ người khác và chịu phần thiệt về mình, trong khi hào
phóng có nghĩa là “tự nguyện cho đi”. Ca sĩ nhạc thính phòng nổi
tiếng người Scotland Harry Lauder không thích cả hai điều đó. Có
lần ông đã chạm mặt một người quyên góp từ thiện trên một con
phố ở Edinburgh với một yêu cầu cưỡng bách qua khẩu hiệu: “hãy
cho đi cho tới khi bạn đau đớn”
. Chuyện kể rằng ông đã rơi nước