tôi cảm thấy sốc khi các nhà khoa học gian lận với hy vọng để lại
dấu ấn mạnh mẽ hơn. Một nhà khoa học thực tế đã làm điều này
và làm thụt lùi lĩnh vực cấy ghép trong nhiều năm khi tuyên bố
rằng ông có thể cấy những mảnh da từ một con chuột đen sang một
con chuột trắng. Thực chất, tất cả những gì ông ta làm được là
dùng mực vĩnh viễn để vẽ lên da của con chuột trắng.
Ràng buộc lòng tin
Những trò gian lận thường bị phát giác và công bố vì nguyên tắc
minh bạch của khoa học, tạo điều kiện cho ta đặt nghi vấn và kiểm
tra những lời tuyên bố. Lòng tin được duy trì vì các nhà khoa học đã
hình thành một cộng đồng được gắn kết với nhau bởi lòng tin,
vốn cũng đóng một vai trò quan trọng như trong nhiều nền văn
hóa khác. Chẳng hạn, theo tác giả Francis Fukuyama trong cuốn
sách Trust (tạm dịch: Lòng tin), ở Nhật Bản: “Các mạng lưới dựa trên
nền tảng bổn phận đạo đức có qua có lại đã phổ biến khắp nền
kinh tế Nhật Bản nhờ lòng tin phổ quát giữa những người không có
quan hệ với nhau đạt mức độ rất cao… Có điều gì đó ở văn hóa Nhật
Bản giúp cho một người hoàn thành bổn phận có qua có lại với người
khác, cũng như duy trì bổn phận đó trong thời gian dài”.
Điều tương tự cũng đúng trong những ngày đầu định cư của
người Úc, chỉ có điều nó được gọi là “tình bằng hữu” (định nghĩa là
“quy tắc hành xử giữa những người coi trọng sự bình đẳng và tình
hữu hảo”). Đó là cơ chế sinh tồn trong một môi trường khắc
nghiệt, được duy trì vì bằng hữu sẽ không làm nhau thất vọng dù
trong tình huống nào chăng nữa. Điều giúp gắn kết họ với nhau
không phải vì người ta sẵn sàng tin tưởng nhau, mà vì họ sẵn sàng tạo
dựng lòng tin ở người khác bằng cách đặt người khác lên trước bản
thân mình.